Quân sự thế giới hôm nay (11-11): Ngư lôi hạng nặng F21 thiết lập tiêu chuẩn mới trong tác chiến tàu ngầm
Quân sự thế giới hôm nay (11-11) có những nội dung sau: Ngư lôi F21 của Pháp thiết lập tiêu chuẩn mới trong tác chiến tàu ngầm, Ấn Độ tăng cường hỏa lực với pháo tự hành nội địa ATAGS, Thụy Điển mua máy bay vận tải quân sự C-390 của Brazil.
* Ngư lôi F21 của Pháp thiết lập tiêu chuẩn mới trong tác chiến tàu ngầm
Tại Triển lãm vũ khí Hải quân Euronaval 2024, Pháp đã giới thiệu ngư lôi hạng nặng F21 do Naval Group phát triển, nhấn mạnh cam kết nâng cao năng lực tác chiến hải quân thế hệ mới.
Ngư lôi hạng nặng F21 của Pháp được trưng bày tại triển lãm Euronaval 2024. Ảnh: Army Recognition |
Ngư lôi hạng nặng F21 là đại diện cho bước đột phá trong vũ khí tác chiến dưới nước, phù hợp với nhu cầu của các hoạt động hải quân hiện đại. Theo Naval Group, F21 được phát triển cho Hải quân Pháp. Ngư lôi này kết hợp công nghệ sonar tiên tiến, mang lại tính linh hoạt và khả năng đối phó hiệu quả.
F21 được chế tạo để hoạt động liền mạch trong nhiều môi trường dưới nước khác nhau. Đây là đặc điểm khiến ngư lôi này trở nên có giá trị trong tác chiến vùng ven biển và các cuộc giao tranh trên đại dương, môi trường phức tạp và bị gây nhiễu cao. Điểm cốt lõi trong thiết kế của F21 là hệ thống sonar tiên tiến, đảm bảo độ chính xác cao trong theo dõi và nhắm mục tiêu.
Sonar của ngư lôi được tinh chỉnh để phát hiện và khóa các mục tiêu cố định và di động, ngay cả trong môi trường dưới nước hỗn loạn. F21 sử dụng hệ thống năng lượng cải tiến, pin nhôm oxit bạc - một loại pin có khả năng cung cấp năng lượng đáng kể trong thời gian dài. Không giống như pin lithium-ion, pin nhôm oxit bạc không cần bảo trì nhiều và cho phép F21 có thể hoạt động trong phạm vi 50km với tốc độ 92,6km/giờ. Điều này mang lại cho F21 lợi thế chiến lược, cho phép ngư lôi này tấn công các mối đe dọa từ khoảng cách xa, do đó giảm khả năng tàu phóng bị phát hiện.
* Ấn Độ tăng cường hỏa lực với pháo tự hành nội địa ATAGS
Quân đội Ấn Độ đã ký hợp đồng trị giá khoảng 700 triệu USD với nhà thầu Bharat Forge để mua 307 hệ thống pháo tự hành nội địa ATAGS, đánh dấu bước tiến lớn trong nỗ lực hiện đại hóa pháo binh của Ấn Độ.
ATAGS là hệ thống pháo tự hành tiên tiến được phát triển tại Ấn Độ. Ảnh: Indian Gov |
ATAGS đã trải qua quá trình thử nghiệm nghiêm ngặt, bao gồm các thử nghiệm trong nhiều điều kiện địa lý và khí hậu khác nhau như sa mạc và các vùng cao. Các cuộc thử nghiệm này đã xác minh độ tin cậy cũng như hiệu suất của hệ thống pháo tự hành này.
Ngoài việc đáp ứng nhu cầu trong nước, ATAGS còn thu hút nhiều sự quan tâm của quốc tế, cho thấy khả năng cạnh tranh của hệ thống trên thị trường toàn cầu. Hợp đồng này cũng nhằm thúc đẩy sản xuất các hệ thống phòng thủ trong nước và giảm sự phụ thuộc vào hàng nhập khẩu. ATAGS sẽ góp phần củng cố năng lực pháo binh của Quân đội Ấn Độ, đáp ứng nhu cầu trong chiến tranh hiện đại.
ATAGS là pháo tự hành tiên tiến được phát triển trong nước, nhằm thay thế hệ thống pháo cũ mua từ Liên Xô và Nga hiện đang có trong biên chế Quân đội Ấn Độ. Pháo có cỡ nòng 155mm, chiều dài nòng bằng 52 lần cỡ nòng, được chế tạo từ năm 2013 và bắt đầu sản xuất năm 2019. Pháo có trọng lượng khoảng 18 tấn và được vận hành bởi kíp chiến đấu từ 6 đến 8 người.
ATAGS được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tích hợp, bao gồm hệ thống định vị và căn chỉnh pháo tự động, dựa trên điều hướng quán tính, radar vận tốc đầu nòng và máy tính đường đạn có khả năng tính toán trực tuyến. Pháo cũng được tích hợp hệ thống ảnh nhiệt, giúp tăng cường khả năng bắn đêm.
ATAGS sở hữu khả năng bắn đáng gờm. Ở chế độ bắn nhanh, pháo có thể bắn 5 phát/phút. Ở chế độ bắn tăng cường, pháo có thể bắn 10 phát/2 phút 30 giây và có thể duy trì bắn 60 phát/giờ. Hệ thống này có tầm bắn hiệu quả khoảng 48km với đạn nổ cơ bản và có thể đạt tầm bắn tối đa là 78km với đạn pháo phản lực ramjet.
Ngoài ra, ATAGS còn được trang bị kính ngắm nhiệt cho người vận hành, cho phép ngắm mục tiêu chính xác ngay cả trong điều kiện tầm nhìn hạn chế. Về khả năng cơ động, pháo có thể đạt tốc độ 80km/giờ khi được kéo bằng xe; khi ở chế độ tự hành, pháo có thể di chuyển với tốc độ 12km/giờ nhờ hệ thống đẩy tự động 95kW.
* Thụy Điển mua máy bay vận tải quân sự C-390 của Brazil
Theo Army Recognition, Thụy Điển có kế hoạch mua máy bay vận tả quân sự C-390 của Brazil. Động thái này nêu bật cam kết của Thụy Điển trong việc hiện đại hóa năng lực vận tải hàng không.
C-390 sẽ thay thế đội bay TP 84 Hercules đã cũ, phục vụ trong quân đội Thụy Điển đã hơn 50 năm. Quá trình mua sắm do Cục Quản lý vật tư quốc phòng (FMV) của Thụy Điển quản lý, báo hiệu một kỷ nguyên mới trong hợp tác quốc phòng giữa Thụy Điển và Brazil.
Thụy Điển có kế hoạch mua máy bay vận tải quân sự C-390 nhằm thay thế đội bay TP 84 Hercules đã cũ trong quân đội. Ảnh: Wikimedia |
C-390 Millennium là máy bay vận tải quân sự do nhà sản xuất hàng không vũ trụ Embraer của Brazil phát triển. Máy bay này được biết đến nhờ hiệu suất mạnh mẽ trong các vận tải chiến thuật. Là một máy bay vận tải tầm trung hiện đại, C-390 có thể chở tới 26 tấn hàng hóa, vận chuyển 80 binh lính, thực hiện nhiệm vụ cứu trợ nhân đạo, cung cấp giải pháp linh hoạt cho nhu cầu vận tải quân sự đa dạng của Thụy Điển.
Được trang bị 2 động cơ phản lực cánh quạt V2500-E5, C-390 có thể đạt tốc độ tối đa 870km/giờ, phạm vi hoạt động khoảng 2.800km. Do đó, máy bay có thể hoạt động trên nhiều địa hình và môi trường khác nhau. Đây là một lợi thế cho các hoạt động phòng thủ của Thụy Điển.
Ngoài ra, bộ thiết bị điện tử hàng không hiện đại cùng các hệ thống dẫn đường, liên lạc và quản lý nhiệm vụ tiên tiến giúp C-390 nâng cao nhận thức về tình huống và cho phép chia sẻ dữ liệu theo thời gian thực trong khi thực hiện nhiệm vụ.
C-390 còn có khả năng thực hiện nhiệm vụ tiếp nhiên liệu trên không, tăng thêm tính linh hoạt cho máy bay, khiến nó phù hợp cho thực hiện các nhiệm vụ lâu dài.
QUỲNH OANH (tổng hợp)
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.