• Click để copy

21 tỉnh, thành phố cần tổ chức ứng trực đê suốt ngày đêm

Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai, Bộ NN&PTNT vừa có văn bản gửi 21 tỉnh thành phố về việc đảm bảo an toàn chống lũ của đê trong quá trình vận hành các trạm bơm tiêu.

Những ngày qua, tại Bắc Bộ liên tiếp xảy ra mưa rất lớn trên diện rộng, lũ trên hầu hết các tuyến sông lên mức báo động 3, trên mức báo động 3 và còn duy trì ở mức cao trong những ngày tới; đồng thời, mưa lớn cũng gây ngập úng nội đồng, nhiều trạm bơm đang vận hành bơm tiêu úng qua đê. Để đảm bảo an toàn chống lũ của đê, Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố chỉ đạo Công ty khai thác công trình thủy lợi, các đơn vị quản lý, vận hành các trạm bơm tiêu trên địa bàn khẩn trương kiểm tra, rà soát tất cả các trạm bơm tiêu qua đê thuộc phạm vi quản lý; chỉ vận hành bơm tiêu cưỡng bức ra sông theo quy trình vận hành được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đồng thời đảm bảo an toàn chống lũ của đê.

21 tỉnh, thành phố cần tổ chức ứng trực đê suốt ngày đêm

Tổ chức ứng trực 24/24h trong quá trình vận hành tiêu úng; sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện, máy móc, trang thiết bị để kịp thời xử lý các sự cố có thể xảy ra ngay từ giờ đầu, đảm bảo an toàn chống lũ của đê.

Các đơn vị quản lý, vận hành trạm bơm hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn chống lũ của đê do việc vận hành trái quy trình gây ra.

21 tỉnh, thành phố theo công văn nêu là: Thái Nguyên. Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội, Hòa Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, An Giang, Đồng Tháp, Long An.

Tin mới

Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030
Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030

Chiều 19-9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo, thông tin về lễ công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cùng các hoạt động xúc tiến đầu tư.

Tái thiết di sản kiến trúc - cảnh quan đáp ứng phát triển bền vững
Tái thiết di sản kiến trúc - cảnh quan đáp ứng phát triển bền vững

Một trong những xu hướng phổ biến của lĩnh vực kiến trúc hiện nay là tái thiết di sản kiến trúc-cảnh quan, chuyển đổi công năng, trở thành những công trình văn hóa-nghệ thuật công cộng, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, đồng thời tạo sản phẩm mới của công nghiệp văn hóa, gia tăng hiệu quả kinh tế. Tìm hiểu về vấn đề này, phóng viên Báo Quân đội nhân dân có cuộc trò chuyện với nhà nghiên cứu, kiến trúc sư (KTS) Vũ Hiệp.

Tính ưu việt của mô hình đầu tư công - quản trị tư
Tính ưu việt của mô hình đầu tư công - quản trị tư

Mô hình đầu tư công-quản trị tư có thể được xem là một giải pháp nhằm tháo gỡ phần nào những khó khăn của tái thiết kiến trúc-cảnh quan trở thành công trình văn hóa-nghệ thuật. Nhiều chuyên gia cho rằng cần mạnh dạn thử nghiệm ở một số dự án nhỏ, rút kinh nghiệm cho mô hình còn khá mới mẻ này.

Tặng thưởng 25 tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật
Tặng thưởng 25 tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật

Tối 19-9, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức lễ trao tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2023.

Tinh túy văn hóa giao tiếp của người Bắc Ninh xưa
Tinh túy văn hóa giao tiếp của người Bắc Ninh xưa

Thời Minh Mạng, tỉnh Bắc Ninh được thành lập bao gồm cả tỉnh Bắc Giang và một phần đất Hà Nội cùng Vĩnh Phúc ngày nay. Đây là mảnh đất địa linh, nhân kiệt, gắn liền với nền văn minh sông Hồng và cũng là vùng nổi tiếng bởi văn hóa giao tiếp với nhiều tinh túy.

Phòng, chống buôn lậu trong mùa nước nổi ở An Giang
Phòng, chống buôn lậu trong mùa nước nổi ở An Giang

Cứ vào khoảng tháng 8 âm lịch, khi nước tràn đồng thì tình trạng buôn lậu trên tuyến biên giới Tây Nam lại trở nên nóng bỏng và phức tạp.