• Click để copy

6 mặt hàng nông sản đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD

Năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước đạt 53,01 tỷ USD. Xuất siêu ở mức kỷ lục 12,07 tỷ USD; tăng 43,7% chiếm trên 42,5% xuất siêu cả nước.

Năm 2024, dự báo nông sản Việt Nam tiếp tục 'rộng đường ra biển lớn'. Tuy nhiên, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành nông nghiệp phải đối mặt với “3 cái khó”, là thị trường, thời tiết và dịch bệnh. Nhiều ý kiến cho rằng, thị trường và khống chế dịch bệnh, ngành nông nghiệp sẽ cố kiểm soát nhưng về thời tiết thì khó đoán định.

Bộ NNPTNT cho biết, năm 2023 Việt Nam có 6 mặt hàng nông sản đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD là rau quả (5,69 tỷ USD), gạo (4,78 tỷ USD), hạt điều (3,63 tỷ USD), cà phê (4,18 tỷ USD), tôm (3,38 tỷ USD), gỗ và sản phẩm gỗ (13,37 tỷ USD).

Tới nay, nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng, là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Theo bộ NNPTNT, năm 2023, sản lượng lúa đạt 43,4 triệu tấn (tăng 1,7% so với năm 2022); sản lượng thịt hơi các loại đạt 7,6 triệu tấn (tăng 3,5%); sản lượng thủy sản 9,3 triệu tấn (tăng 2,9%).

Năm 2023, rau quả và gạo thắng lớn. Xuất khẩu gạo đạt 4,78 tỷ USD lập kỷ lục lịch sử về kim ngạch xuất khẩu kể từ năm 1989 (năm đầu tiên Việt Nam xuất khẩu gạo). Đặc biệt, xuất khẩu sầu riêng bùng nổ, thu về khoảng 2,3 tỷ USD, trở thành “trái cây tỷ đô” mới của Việt Nam.

Trên cơ sở đó, Bộ NNPTNT cho rằng, năm 2024 ngành nông nghiệp sẽ tăng tốc trong xuất khẩu, với tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản khoảng 54 - 55 tỷ USD.

(Ảnh minh họa)

Thuận lợi đã rõ, nhưng khó khăn chưa phải đã hết. Thời gian qua, ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn nhận được những cảnh báo SPS (Hiệp định An toàn thực phẩm và An toàn bệnh dịch động, thực vật) từ các thị trường xuất khẩu; tuy rằng những cảnh báo đó còn ở mức thấp. Lãnh đạo Bộ NNPTNT cho biết, trong 10 tháng của năm 2023, Liên minh châu Âu (EU) đưa ra 55 cảnh báo đối với nông sản Việt Nam; chỉ chiếm 1,4% trong tổng số 3.865 cảnh báo mà EU đưa ra với tất cả các nước. Rau quả là nhóm hàng bị cảnh báo nhiều nhất với 23 trường hợp, tiếp đó là sản phẩm thủy sản (19) và bánh kẹo và các sản phẩm chế biến khác (13). Vi phạm do dư lượng hóa chất chiếm 58%, vi phạm do độc tố nấm mốc chiếm 9% và vi phạm khác chiếm 33%.

Tuy nhiên, cứ 6 tháng 1 lần, EU sẽ rà soát tất cả các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu nông sản, thực phẩm vào thị trường này. Vì thế, nếu làm không tốt, hàng nông sản, thực phẩm Việt Nam nhập khẩu vào EU sẽ bị tăng tần suất kiểm tra.

Năm 2023 là năm gạo Việt Nam “dẫn dắt” thị trường thế giới, lập kỷ lục về kim ngạch ở mức cao nhất sau 34 năm xuất khẩu mặt hàng này.

Về mặt hàng rau quả. Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu trái sầu riêng lên tới 2,2 tỷ USD; gấp 5 lần năm 2022 và gấp 10 lần năm 2021. Thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc. Hiện sầu riêng Việt Nam chủ yếu cạnh tranh với sầu riêng Thái Lan, nhưng sắp tới sẽ có thêm không ít đối thủ trong khu vực, trong đó có Philippines. Trong khi đó, Malaysia cũng đang đẩy nhanh đàm phán để Trung Quốc nhập khẩu sầu riêng tươi của nước này. Hiện Trung Quốc chỉ nhập sầu riêng đông lạnh của Malaysia.

Tới nay, nông sản Việt Nam đã có mặt ở 190 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhiều khu vực, quốc gia với kim ngạch nhập khẩu lớn đã trở thành trọng điểm xuất khẩu của Việt Nam. Đó là những thị trường truyền thống cần nỗ lực giữ vững và khai thác theo chiều sâu. Tuy nhiên, việc xác định những thị trường có giá trị kinh tế cao để từ đó tập trung phát triển là điều cần phải được đặt ra và làm tốt trong năm 2024.

Bài liên quan

Tin mới

Tổng thống Burundi tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tổng thống Burundi tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, chiều 4-4, Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Burundi đã tới thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (thuộc 2 phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội).

Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan
Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan

Sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã có cuộc gặp làm việc với Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan - niềm tự hào không chỉ của Armenia mà còn của cả khu vực.

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 đến 6-4. Sáng 4-4, sau lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Évariste Ndayishimiye.

Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam
Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Trưa 4-4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31-3 đến ngày 4-4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.

Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình
Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình

Trong các ngày 31-3 và 3-4, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì kỳ họp.