Bác sĩ của bạn: Nhồi máu cơ tim vì tập luyện cường độ cao
Anh Nguyễn Hải Minh (thị trấn Kim Tân, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa), hỏi: Luyện tập thể dục cường độ cao thường xuyên có nguy hiểm không?
Về vấn đề này, bác sĩ Đàm Hải Sơn, Khoa Phẫu thuật tim mạch và lồng ngực, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E, chia sẻ: Mới đây, các bác sĩ Trung tâm Tim mạch của Bệnh viện vừa can thiệp, cấp cứu thành công và cứu sống một nam thanh niên 32 tuổi nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi... Khai thác tiền sử bệnh án, người bệnh là huấn luyện viên thể hình, do đó, rất quan tâm đến thể hình, thường xuyên tập luyện với cường độ cao. Hôm đó, sau khi kết thúc tập luyện tại phòng tập, người bệnh bắt đầu cảm thấy khó thở, tình trạng khó thở tăng dần, rồi chuyển sang tức ngực tăng và đau thắt ngực, đau theo cơn kéo dài 10-15 phút. Ngay khi tiếp nhận người bệnh, qua kết quả xét nghiệm, hình ảnh siêu âm tim và kết quả chụp động mạch vành phát hiện huyết khối làm hẹp khít động mạch liên thất trước. Các bác sĩ đã nhanh chóng can thiệp lấy huyết khối và đặt stent tái thông động mạch khẩn cấp cho người bệnh. Sau can thiệp, người bệnh ổn định, tiếp tục được theo dõi, điều trị tích cực tại Khoa Nội tim mạch người lớn, Trung tâm Tim mạch.
![]() |
Ảnh minh họa: Báo Sức khỏe&Đời sống |
Nhồi máu cơ tim là bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao, từ 90 đến 95% người bệnh tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Ở mỗi giai đoạn nhồi máu cơ tim khác nhau, bệnh sẽ tiến triển theo các mức độ khác nhau và tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị cho phù hợp. Do đó, việc tiếp cận và can thiệp càng sớm sẽ càng làm giảm tổn thương van tim, hạn chế những biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong cho người bệnh. Tập luyện thể dục, thể thao rất có lợi cho sức khỏe nhưng tập luyện quá sức có thể khiến cơ thể đối mặt với những nguy cơ nguy hiểm. Do vậy, những người thường xuyên luyện tập, nhất là các hoạt động thể lực gắng sức cần thường xuyên thăm khám nhằm tầm soát các nguy cơ về tim mạch. Trường hợp người bệnh này, nếu có ý định luyện tập trở lại, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, cần tránh những bài tập cường độ cao, gắng sức... có lối sống lành mạnh nhằm phòng ngừa tái phát nhồi máu cơ tim cấp. Với người bệnh đã có tiền sử nhồi máu cơ tim trước đó, hoàn toàn có thể tái phát với một số biến chứng nguy hiểm như: Đau tim, rối loạn nhịp, suy tim cấp, thuyên tắc mạch phổi, đột quỵ, hở van tim cấp, đột tử...
Nhồi máu cơ tim thường gặp ở người lớn tuổi, có nhiều bệnh lý nền, tuy nhiên, bệnh hiện ngày càng gia tăng ở những người trẻ cho thấy tất cả lứa tuổi đều có thể gặp các biến chứng nguy hiểm của tim mạch. Khi thấy các dấu hiệu như đau tức ngực, khó thở, chóng mặt, buồn nôn... cần đến ngay cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và có biện pháp can thiệp kịp thời nhằm bảo đảm an toàn về tính mạng cho người bệnh.
Các thắc mắc về sức khỏe, mời bạn đọc gửi tới Chuyên mục “Bác sĩ của bạn”, Phòng biên tập Kinh tế-Xã hội-Nội chính, Báo Quân đội nhân dân, số 8 Lý Nam Đế, Hàng Mã, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Email: kinhte@qdnd.vn; kinhtebqd@gmail.com. Điện thoại: 0243.8456735. |
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.