• Click để copy

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản hình tượng Rồng trên bia Tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Hình tượng Rồng trong văn hóa, nghệ thuật Việt Nam nói chung và hình tượng Rồng trên bia Tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám nói riêng được thể hiện sinh động dưới góc nhìn của các diễn giả trong buổi tọa đàm khoa học “Hình tượng Rồng trên bia Tiến sĩ - Từ bảo tồn đến phát huy giá trị di sản” được Trung tâm hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám phối hợp với Trường Khoa học Liên ngành và Nghệ thuật - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức tại Thư quán Văn Miếu-Quốc Tử Giám.

Số hóa hình tượng Rồng trên bia Tiến sĩ

Dự tọa đàm có Tiến sĩ Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám và các vị khách mời: PGS, TS Đinh Hồng Hải, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội); PGS, TS Trần Trọng Dương, Khoa Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam, Trường Ngoại ngữ và Du lịch (Đại học Công nghiệp Hà Nội), đồng thời là người điều phối tọa đàm; Tiến sĩ Trần Hậu Yên Thế, Trường Khoa học Liên ngành và Nghệ thuật (Đại học Quốc gia Hà Nội); Thạc sĩ Trương Quốc Toàn, Văn phòng đại diện vùng Paris tại Việt Nam cùng cán bộ Trung tâm hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám và các học viên Trường Khoa học Liên ngành và Nghệ thuật (Đại học Quốc gia Hà Nội).

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản hình tượng Rồng trên bia Tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám
PGS, TS Trần Trọng Dương phát biểu khai mạc tọa đàm khoa học “Hình tượng Rồng trên bia Tiến sĩ - từ bảo tồn đến phát huy giá trị di sản”.

Phát biểu khai mạc tọa đàm, PGS, TS Trần Trọng Dương cho biết hình tượng Rồng không chỉ thể hiện trong văn hóa của dân tộc Việt Nam, mà còn được thể hiện là sự giao lưu gắn kết, đan xen, xuyên biên giới, xuyên quốc gia và xuyên thời gian; buổi tọa đàm sẽ bàn luận về hoạt động nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị di sản hình tượng Rồng trên bia Tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Tại tọa đàm, Tiến sĩ Trần Hậu Yên Thế đã chia sẻ biểu tượng Rồng trong văn hóa phương Đông và Việt Nam. Rồng biểu thị cho sự vô thường, mạnh mẽ của tự nhiên. Rồng biểu tượng cho sự cát tường, cho vẻ đẹp và Rồng biểu tượng cho đế vương. Hình tượng Rồng trong 82 bia Tiến sĩ hiện nay ở Văn Miếu có thể chia làm 3 nhóm: Nhóm 1 chưa có đồ án Rồng, gồm 13 bia dựng từ niên đại Hồng Đức thứ 15 (1484) tới niên hiệu Đại Chính thứ 7 (1536) và 1 bia dựng năm Kỷ Sửu niên hiệu Minh Đức thứ 3 (1529) của triều Mạc. Nhóm 2 xuất hiện đồ án Rồng, gồm 25 bia dựng vào niên hiệu Thịnh Đức thứ 1 (1653). Nhóm 3 chỉ còn dạng Rồng hóa, gồm 43 bia dựng từ niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 13 (1717) cho tới niên hiệu Cảnh Hưng thứ 40 (1779).

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản hình tượng Rồng trên bia Tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Tiến sĩ Trần Hậu Yên Thế, Trường Khoa học Liên ngành và Nghệ thuật (Đại học Quốc gia Hà Nội) chia sẻ tại tọa đàm. 

Thạc sĩ Trương Quốc Toàn, Trưởng nhóm thiết kế trưng bày “Hình tượng Rồng trên bia Tiến sĩ” chia sẻ về đồ họa Rồng trên bia Tiến sĩ - từ mặt đá đến không gian số hóa. Theo Thạc sĩ Trương Quốc Toàn, 82 bia Tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám giống như 82 cuốn sách, kho sử bằng đá mà mấy trăm năm qua chưa từng được mở. Khách tham quan ngắm 82 bia Tiến sĩ giống như đang ngắm 82 bìa sách mà chưa có điều kiện tiếp cận nội dung bên trong. "Trưng bày chuyên đề “Hình tượng Rồng trên bia Tiến sĩ” là một phần tiếp theo của Triển lãm “Bia đá kể chuyện” được tổ chức năm 2022. Đây là lần đầu tiên chúng tôi đưa vào ngôn ngữ kể chuyện để giới thiệu các nội dung nói chung trên mặt bia, trong đó có cả nội dung của các bài bia ký, văn bia, có cả nội dung về hình họa. Còn với trưng bày lần này là bước tiếp cận để đặc tả họa tiết Rồng trên bia Tiến sĩ, đồng thời giúp công chúng khám phá thêm những giá trị về mặt hình họa, đồ họa trên bia tiến sĩ vô cùng đặc sắc, giúp cho khách tham quan dần mở từng trang sách đó", Thạc sĩ Trương Quốc Toàn nói.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản hình tượng Rồng trên bia Tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Thạc sĩ Trương Quốc Toàn chia sẻ tại buổi tọa đàm. 

Sự tài hoa, điêu luyện của những nghệ nhân chế tác đá

PGS,TS Đinh Hồng Hải, Chủ nhiệm bộ môn Nhân học văn hóa, Khoa Nhân học, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), chuyên gia nghiên cứu hình tượng Rồng Việt Nam cho biết, với tư cách là khán giả, ông thấy buổi tọa đàm khoa học “Hình tượng Rồng trên bia Tiến sĩ - từ bảo tồn đến phát huy giá trị di sản” rất hay và đặc sắc; đồng thời ông cũng chia sẻ thêm về hình tượng Rồng trong kiến trúc và văn học. Đề tài Rồng được rất nhiều ngành nghề quan tâm. Hình tượng Rồng từ các đời nhà Lý, Trần, Lê, Mạc, Nguyễn thì hình tượng Rồng của nhà Lý được gọi là kiệt tác của nghệ thuật với sự uyển chuyển – một gạch nối giữa văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ trong lòng văn hóa Đại Việt. Con Rồng nhà Lý không sử dụng cho riêng đế vương mà sử dụng như biểu tượng của quốc gia, dân tộc. Rồng lúc đó là của bất cứ ai, vừa giản dị vừa đặc sắc. Dưới con mắt, quan niệm và cách nhìn của các nghệ nhân dân gian được tự do sáng tác, tự do sáng tạo, họ có thể tạo ra vô vàn hình tượng đặc sắc trong nghệ thuật.

Thông qua buổi tọa đàm khoa học, Tiến sĩ Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám bày tỏ mong muốn trong thời gian tới Văn Miếu-Quốc Tử Giám sẽ có một cuốn sách về bia và khu trưng bày cố định về bia Tiến sĩ. Đồng thời nhấn mạnh, trong thời gian tới với những giá trị di sản các bậc tiền bối để lại những người làm văn hóa sẽ tiếp tục phát huy, tiếp nối và duy trì đến các thế hệ sau này.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản hình tượng Rồng trên bia Tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Tiến sĩ Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám chia sẻ tại tọa đàm.

Tham luận của các đại biểu đã tập trung làm rõ nguồn gốc của các hình tượng Rồng trong văn hóa, nghệ thuật Việt Nam và đặc biệt là hình tượng Rồng trên bia Tiến sĩ qua các thời kỳ. Dưới sự kết hợp đồ họa, hình họa đương đại tạo sự gần gũi hơn với công chúng. Từ đó giúp cho người xem hình dung rõ hơn sự tài hoa, điêu luyện của những nghệ nhân chế tác đá, đã dành trọn tâm huyết tạo nên những tác phẩm điêu khắc thực sự ấn tượng.

Bài, ảnh: PHẠM LANH

Tin mới

Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời
Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời

Ngày 19-9, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã ký công điện về việc di dời người dân đến nơi an toàn để ứng phó với bão số 4 và mưa lớn.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4
Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4

Trước diễn biến của bão số 4, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động triển khai các phương án phòng, chống và ứng phó.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV

Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Quốc hội Liên bang Nga Valentina Matvienko, ngày 18-9, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV bằng hình thức phát biểu ghi hình.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Từ ngày 21-27/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và sau đó sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cuba.

Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp
Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện ngay các giải pháp để di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp, thuộc diện phải phá dỡ theo quy định.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ

Ngày 18-9, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết sẽ cung ứng bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bị bão lũ.