• Click để copy

Bỏ hình phạt tử hình trong 8 tội danh

Sáng 25-6, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, sự điều hành của Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự.

Bỏ hình phạt tử hình trong 8 tội danh
 Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp. Ảnh: TRỌNG HẢI

Theo đó, Chính phủ đề xuất giảm số lượng tội danh có hình phạt tử hình, nhằm tiếp tục thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về thu hẹp hình phạt tử hình, trên cơ sở kế thừa tinh thần thu hẹp dần hình phạt tử hình trong Bộ luật Hình sự qua các lần sửa đổi, bổ sung.

Cụ thể, tại Bộ luật Hình sự năm 1985 có 44 tội có hình phạt tử hình, đến Bộ luật Hình sự năm 1999 còn 29 tội có hình phạt tử hình, Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2009 còn 22 tội có hình phạt tử hình, đến Bộ luật Hình sự năm 2015 còn 18 tội có hình phạt tử hình.

Bỏ hình phạt tử hình trong 8 tội danh
Các đồng chí lãnh đạo Quốc hội tại phiên họp. Ảnh: TRỌNG HẢI 

Trong lần sửa đổi này, Chính phủ đề xuất bỏ hình phạt tử hình quy định trong 8 tội danh, trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng các vấn đề: Căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi phạm tội; tầm quan trọng của khách thể được bảo vệ; khả năng khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội gây ra.

Căn cứ kết quả tổng kết công tác thi hành Bộ luật Hình sự, nhiều tội danh có quy định về hình phạt tử hình nhưng không áp dụng trên thực tế thời gian qua. Tham khảo kinh nghiệm quốc tế cho thấy, hiện nay, xu hướng về việc giảm hình phạt tử hình trong quy định của pháp luật cũng như thực tế thi hành trên thế giới là phổ biến (trong 193 quốc gia là thành viên Liên hợp quốc, chỉ còn hơn 50 quốc gia quy định về hình phạt tử hình).

Cùng với đó là đánh giá về trách nhiệm, nghĩa vụ của Việt Nam khi là thành viên của các điều ước quốc tế có liên quan, đặc biệt tại khoản 2 Điều 6 Công ước của Liên hợp quốc về quyền dân sự và chính trị xác định: “Ở những nước mà hình phạt tử hình chưa được xóa bỏ, thì chỉ được phép áp dụng hình phạt tử hình đối với những tội ác nghiêm trọng nhất”; phục vụ hoạt động hợp tác quốc tế của nước ta, nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam đang mở rộng hợp tác quốc tế một cách sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, việc xây dựng hệ thống pháp luật tương đồng với đa số các nước trên thế giới sẽ góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy các quan hệ hợp tác ngày càng bền chặt và tin tưởng lẫn nhau; nâng cao trách nhiệm, năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan bảo vệ pháp luật trong giai đoạn hiện nay.

Bỏ hình phạt tử hình trong 8 tội danh
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình bày báo cáo tại phiên họp. Ảnh: TRỌNG HẢI 

Trên cơ sở đó, Chính phủ nhận thấy, việc bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh như trong dự thảo Luật trình Quốc hội khóa XV tại Kỳ họp thứ chín là phù hợp trong điều kiện nước ta hiện nay, một mặt vẫn đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm, đồng thời đáp ứng được tiến trình tiếp tục thu hẹp hình phạt tử hình, cũng như yêu cầu hợp tác, mở rộng quan hệ quốc tế để phát triển đất nước.

Riêng đối với tội tham ô tài sản và tội nhận hối lộ, sau khi bỏ hình phạt tử hình, nhằm bảo đảm thu hồi tài sản do phạm tội mà có, đồng thời khuyến khích người phạm tội tích cực khai báo trong quá trình giải quyết vụ án, dự thảo luật đã sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 1 Điều 63 theo hướng: “Người bị kết án tù chung thân về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ chỉ có thể được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt khi đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và đã hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn”.

Bỏ hình phạt tử hình trong 8 tội danh
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự. Ảnh: TRỌNG HẢI 

Tại phiên họp, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, với 429 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, đạt tỷ lệ 89,75% tổng số đại biểu Quốc hội.

* Cũng trong sáng nay, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Thanh tra (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản; Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 71/2022/QH15 của Quốc hội; Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

CHIẾN THẮNG

Tin mới

Thông báo kết luận của Bộ Chính trị về chủ trương đầu tư xây dựng trường học cho các xã biên giới
Thông báo kết luận của Bộ Chính trị về chủ trương đầu tư xây dựng trường học cho các xã biên giới

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Thông báo kết luận của Bộ Chính trị về chủ trương đầu tư xây dựng trường học cho các xã biên giới (Thông báo số 81-TB/TW ngày 18-7-2025). Sau đây là toàn văn Thông báo số 81-TB/TW.

Bão Wipha vào Biển Đông: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ khả năng có mưa lớn diện rộng
Bão Wipha vào Biển Đông: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ khả năng có mưa lớn diện rộng

Bão Wipha đã đi vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 3. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 21 đến 24-7, các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ khả năng có đợt mưa lớn diện rộng.

13 tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ đảm bảo an toàn đê điều ứng phó bão số 3
13 tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ đảm bảo an toàn đê điều ứng phó bão số 3

Ngày 19-7, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) ban hành văn bản số 780/ĐĐ-QLĐĐ gửi Sở Nông nghiệp và Môi trường 13 tỉnh, thành phố thuộc khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ (gồm Tuyên Quang, Lào Cai, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) về việc triển khai công tác đảm bảo an toàn đê điều ứng phó bão số 3.

EVN yêu cầu các đơn vị chủ động ứng phó bão số 3 (WIPHA)
EVN yêu cầu các đơn vị chủ động ứng phó bão số 3 (WIPHA)

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa ban hành Công điện số 4665/CĐ-EVN gửi các đơn vị thành viên, yêu cầu khẩn trương triển khai việc ứng phó với bão số 3 (WIPHA).

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao Quyết định giao Quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao Quyết định giao Quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Ngày 19-7, thực hiện Công văn số 16105-CV/VPTW ngày 17-7-2025 của Bộ Chính trị về công tác nhân sự, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1559/QĐ-TTg ngày 17-7-2025 về việc điều động đồng chí Trần Đức Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó tổng Thanh tra Thường trực Thanh tra Chính phủ, về công tác tại Bộ Nông nghiệp và Môi trường và giao Quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

Quản lý thị trường thành phố Hà Nội: Đánh giá kết quả công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025
Quản lý thị trường thành phố Hà Nội: Đánh giá kết quả công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025

Từ đầu năm 2025, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) thành phố Hà Nội đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các kế hoạch công tác, đặc biệt chú trọng kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thương mại, góp phần ổn định thị trường và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.