Bộ Tài chính đề xuất xây dựng Luật Quản lý thuế (thay thế) tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế
Theo Bộ Tài chính: Thực hiện Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 13/6/2019 (thay thế cho Luật năm 2006 và các Luật sửa đổi, bổ sung), gồm 17 chương, 152 điều, với hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020 đã đi vào cuộc sống, tác động tích cực đến nhiều mặt kinh tế - xã hội của đất nước và đạt được mục tiêu đề ra khi ban hành Luật. Tuy nhiên, trong tiến trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế những năm gần đây và do sự biển động nhanh của nền kinh tế - chính trị thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng, đã phát sinh một số điểm hạn chế, bất cập cần được nghiên cứu để rà soát, sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn, tháo gỡ vướng mắc và tạo thuận lợi
Bộ Tài chính chỉ ra: Quy định về nghiệp vụ quản lý thuế tại Luật Quản lý thuế đã bộc lộ một số điểm nghẽn thể hiện qua ba nhóm vấn đề chính gồm: Nhóm thứ nhất liên quan đến quy định về đăng ký, khai thuế và tính thuế chưa bao quát hết các tình huống thực tế, đặc biệt là các vướng mắc phát sinh từ Luật thuế xuất nhập khẩu, việc tạm ngừng kinh doanh, khôi phục mã số thuế và hợp đồng hợp tác kinh doanh. Nhóm thứ hai về quy trình nộp thuế và ấn định thuế bộc lộ bất cập về thời hạn nộp thuế, xử lý chậm nộp, ấn dịnh thuế đối với người nước ngoài đề nghị miễn thuế thu nhập cá nhân. Nhóm thứ ba liên quan đến công tác hoàn thuế và quản lý chứng từ - hệ thống phân loại hồ sơ hoàn thuế hiện tại chưa tương thích với ứng dụng tự động, trong khi quy định về quản lý hóa đơn còn vướng mắc ở nhiều khía cạnh như thời điểm lập hóa đơn và áp dụng hóa đơn điện tử.
Mặt khác, quy định về quản lý thuế chưa theo kịp sự phát triển của nền kinh tế số: Trong bối cảnh thương mại điện tử xuyên biên giới bùng nổ nhưng chưa có các công cụ pháp lý phù hợp để quản lý doanh thu và thu thuế từ các nền tảng số, sàn giao dịch trực tuyển, của các doanh nghiệp công nghệ nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam nhưng vẫn thu được lợi nhuận đáng kể từ thị trường nội địa. Hạn chế trong ứng dụng công nghệ và chuyển đối số: chưa tạo hành lang đầy đủ cho việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến như dữ liệu lớn (big data) và trí tuệ nhân tạo (AI) trong phân tích, đánh giá và quản lý rủi ro thuế. Khung pháp lý cho quản lý thuế điện tử toàn diện còn thiếu và chưa đồng bộ, đặc biệt trong các khâu như kê khai, nộp thuế, hoàn thuế và hóa đơn điện tử, còn thiếu tính liên thông và chưa tạo được đột phá trong cải cách thủ tục hành chính thuế. Tốc độ chuyển đổi số trong quản lý thuế chưa theo kịp xu thế chung của thế giới là đẩy mạnh xây dựng hệ thống thuế thông minh với khả năng tự động hóa cao, tích hợp đa nền tảng và thân thiện với người dùng.
Luật Quản lý thuế còn hạn chế trong kiểm soát gian lận: Thực trạng gian lận và trốn thuể đang diễn biến ngày càng tỉnh vị và phức tạp. Các hành vi vì phạm không chỉ dừng lại ở việc kê khai sai lệch, giấu doanh thu hay lập hóa đơn khống đơn thuần, mà đã phát triển thành các thủ đoạn có tổ chức với quy mô lớn, liên quan đến nhiều chủ thể và địa bàn khác nhau. Đặc biệt nghiêm trọng là tình trạng gian lận trong các giao dịch xuyên biên giới, nơi kẽ hở về cơ chế giám sát và sự khác biệt giữa các hệ thống thuế quốc gia tạo điều kiện cho hành vì trốn thuế. Các doanh nghiệp đa quốc gia thường lợi dụng việc chuyển giá, phân bổ lợi nhuận và các giao dịch phức tạp giữa các công ty liên kết để tối thiều hóa nghĩa vụ thuế. Trong khi đó, công cụ và năng lực giám sát của cơ quan Thuế còn hạn chế, thiếu cơ chế trao đổi thông tin tự động với các nước, cũng như thiếu các giải pháp công nghệ hiện đại để phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi gian lận. Điều này đòi hỏi cần có sự đổi mới toàn diện trong cả khung pháp lý và công cụ quản lý để tăng cường hiệu quả kiểm soát gian lận thuế.
Trong khi đó, xu hướng cải cách thuế hiện nay tập trung vào việc hiện đại hóa toàn diện hệ thống quản lý thuế thông qua chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ tiên tiến. Các nước đang đẩy mạnh xây dựng hệ thống thuế thông minh với khả năng tự động hóa cao, tích hợp đa nền tảng và thân thiện với người dùng. Họ chú trọng phát triển các giải pháp công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big Data) trong phân tích rủi ro và quản lý thuế, đặc biệt là đối với các hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới và kinh tế số. Song song với đó là việc tăng cường hợp tác quốc tế trong trao đổi thông tin thuế, chống chuyển giá và trốn thuế, cũng như đơn giản hóa thủ tục hành chính để nâng cao tính tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế. Các nước cũng tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ thuê chuyên nghiệp, am hiểu công nghệ và có khả năng thích ứng với môi trường quân lý thuế hiện đại.
Hiện hệ thống quản lý thuế điện tử chưa toàn diện từ khâu kê khai, nộp thuế đến hoàn thuế trực tuyến. Việc ứng dụng công nghệ trong phân tích và cảnh báo sớm các hành vi bất thường trong giao dịch tài chính và kê khai thuế còn hạn hạn chế, làm giảm hiệu quả công tác quản lý rủi ro. Cơ quan thuế chưa xây dựng được nền tảng trực tuyến đủ thân thiện và tiện dụng để khuyển khích người nộp thuế tự nguyện tuân thủ.
Do đó, việc xây dựng Luật Quản lý thuế (thay thế) nhằm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong quản lý thuế. Đơn giản hóa quy trình, thủ tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động quản lý thuế, nâng cao tính minh bạch. Đơn giản hoá các thủ tục hành chính, rà soát, cắt giảm, đơn giản hoá thành phần hồ sơ đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế và thực hiện các giao dịch trong lĩnh vực thuế trên môi trường điện từ phủ hợp với thông lệ quốc tế. Bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước, góp phần đạt mục tiêu phát triển kinh tế giai đoạn 2026-2030. Thúc đẩy sự tuân thủ tự nguyện trên cơ sở phân loại mức độ tuận thủ pháp luật và mức độ rủi ro của người nộp thuế. Hoàn thiện các quy định nhằm áp dụng quản lý rủi ro xuyên suốt có hệ thống trong tất cả các nghiệp vụ quản lý thuế và hoàn thiện thể chế quản lý thuế trong một số lĩnh vực trọng yếu như: chống chuyển giá; hoạt động sản xuất kinh doanh mới phát sinh trong nền kinh tế, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, sản xuất thông minh, giao dịch xuyên biên giới; đại lý thuế; việc trao đổi thông tin giữa cơ quan Thuế với các cơ quan có liên quan.
Tin mới
Mã vùng điện thoại cố định thay đổi thế nào sau khi sáp nhập tỉnh, thành?
Việc thay đổi, sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh ảnh hưởng đến việc thực hiện quy hoạch mã vùng điện thoại cố định mặt đất, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện kể từ ngày 1-7-2025.
Miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, học sinh trên toàn quốc từ năm học 2025 - 2026
Ngày 3-7, Tổng thư ký Quốc hội công bố 9 nghị quyết của Quốc hội và 9 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV.
VNVC ra mắt vaccine não mô cầu thế hệ mới
Ngày 4-7, Hệ thống Tiêm chủng VNVC ra mắt và triển khai tiêm vaccine não mô cầu thế hệ mới MenACYW (Sanofi, Pháp) được sản xuất từ nhà máy đặt tại Mỹ.
Cử bác sĩ luân phiên tăng cường cho đặc khu duy nhất của Thành phố Hồ Chí Minh
Chỉ 3 ngày sau hợp nhất địa giới hành chính với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã họp bàn, lên kế hoạch nâng cao năng lực y tế cho đặc khu Côn Đảo nhằm phục vụ tốt nhất cho người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau, kể cả nơi xa nhất. Trước mắt, Sở Y tế Thành phố sẽ cử bác sĩ có tay nghề luân phiên ra đảo; lên kế hoạch phát triển, nâng cao năng lực y tế cho đặc khu duy nhất của Thành phố.
Mở rộng diện bao phủ bảo hiểm y tế, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân
Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi, bổ sung năm 2024, có hiệu lực từ ngày 1-7-2025 sẽ tác động tích cực đến người tham gia BHYT. Theo quy định mới, người tham gia BHYT có thể đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại bất kỳ cơ sở y tế nào thuộc hệ thống BHYT trên toàn quốc, không bị giới hạn bởi địa giới hành chính.
Mỹ: Bang California chống chọi với đám cháy rừng lớn nhất kể từ đầu năm
Hơn 300 lính cứu hỏa của Mỹ đang nỗ lực khống chế vụ cháy rừng quy mô lớn tại bang California, trong bối cảnh bang này đang đối mặt nguy cơ hỏa hoạn nghiêm trọng mùa hè, đặc biệt khi thời tiết khô nóng gia tăng.