Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo đánh giá công tác thực hiện Đề án 977
Chiều 16-12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo đánh giá tình hình triển khai và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án "Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” (Đề án 977).
Đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Phó chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) Trung ương; đồng chí Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục PBGDPL, Tổ Thư ký Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương, đồng chủ trì hội thảo. Cùng dự có đông đảo các đại biểu đến từ các ban, bộ, ngành, cơ quan liên quan và sở tư pháp của 63 tỉnh, thành phố. Có 7 bài tham luận của các ban, bộ, ngành của Trung ương và địa phương gửi tới hội thảo.
Phát biểu tại hội thảo, đại diện Ban Dân chủ, Giám sát và Phản biện xã hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, cho rằng quá trình thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về hoạt động giám sát, phản biện xã hội, MTTQ Việt Nam các cấp đã không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động giám sát.
Tại hội thảo, đại diện Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau đã chia sẻ kinh nghiệm trong tham mưu triển khai nhiệm vụ xây dựng, ban hành thông cáo báo chí các văn bản quy phạm pháp luật nhằm bảo đảm quyền tiếp cận thông tin pháp luật của người dân trên địa bàn tỉnh.
Đồng chí Lê Vệ Quốc đánh giá cao công tác triển khai thực hiện đề án của Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau, là một trong những đơn vị tham mưu lãnh đạo tỉnh về xây dựng thông cáo báo chí, xây dựng các chính sách thông qua các kênh thông tin, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các quy định pháp luật.
Hội nghị ghi nhận được nhiều ý kiến phát biểu từ các đại diện ban, bộ ngành địa phương. |
Tại hội thảo, đồng chí Lê Vệ Quốc nhấn mạnh: “Việc nhận thức, tiếp cận đề án phải rõ ràng, phải kết nối, phối hợp nhiều cơ chế, thiết chế lĩnh vực với nhau, bảo đảm nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật của người dân. Mục tiêu đề án không chỉ dừng lại ở việc thông tin pháp luật cho người dân, mà cần phải qua đó tạo điều kiện cho người dân tiếp cận quyền, lợi ích hợp pháp của mình thông qua các cơ chế sử dụng quyền, lợi ích hợp pháp đó đúng quy định. Để giúp người dân tiếp cận pháp luật một cách tốt nhất, trước hết phải để người dân hiểu giá trị của pháp luật đối với đời sống hằng ngày của họ, phải để pháp luật đi vào cuộc sống một cách tự nhiên nhất, đáp ứng nhu cầu thiết thực của người dân”.
Đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp phát biểu tại hội thảo. |
Phát biểu kết thúc hội nghị, đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, đánh giá cao việc thực hiện Đề án 977 của các ban, bộ, ngành địa phương. Thông qua đó, nhận diện những hạn chế chung của các địa phương trong việc thực hiện đề án, nhất là hạn chế về nguồn lực và kinh phí tổ chức thực hiện Đề án.
Trước tình hình đó, Thứ trưởng Bộ Tư pháp cũng đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm bảo đảm năng lực tiếp cận pháp luật của người dân, trong đó nhấn mạnh vai trò tham mưu của các cấp cơ sở cho UBND tỉnh, đồng thời chỉ ra phương hướng giải pháp tiếp cận và triển khai công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực phổ biến và giáo dục pháp luật.
Tin, ảnh: VÂN HÀ
Tin mới
Tốc độ internet Việt Nam tăng 30% sau khi Viettel triển khai 5G
Tốc độ internet di động tại Việt Nam đạt hơn 71 Mbps, xếp thứ 43 toàn cầu sau khi Viettel triển khai thương mại hóa 5G.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng, sốt xuất huyết giảm mạnh
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 6-12 đến 13-12), số ca mắc sởi tăng, sốt xuất huyết giảm
Tinh gọn bộ máy: Giảm 5 bộ, 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương
Liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ, sáng 17-12, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo phương án hợp nhất, sáp nhập một số bộ, cơ quan, dự kiến, bộ máy Chính phủ còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ.
Tổng cục Hải quan: Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả phức tạp trên các tuyến, loại hình, địa bàn và trên không gian mạng
Theo Tổng cục Hải quan: Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong năm 2024 diễn biến phức tạp, trên các tuyến, loại hình, địa bàn và cả trên không gian mạng. Hàng hóa vi phạm đa dạng không chỉ sản xuất trong nước, mà còn sản xuất ở nước ngoài, sau đó đưa vào thị trường trong nước tiêu thụ bằng nhiều đường khác nhau như nhập khẩu chính ngạch, tiểu ngạch, nhập lậu ...
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi tuyên truyền pháp luật bằng loa lưu động dịp Tết 2025
Cụ thể, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ngãi đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền pháp luật bằng loa lưu động. Việc tuyên truyền lưu động được thực hiện trên địa bàn 12 huyện, thị xã, thành phố trong vòng 12 ngày kể từ ngày 5/12/2024 đến ngày 20/12/2024.
Đội QLTT số 1 Quảng Trị: Xuất sắc dẫn đầu nhờ kiểm tra, kiểm soát hiệu quả
Năm 2024, bám sát chỉ đạo từ Tổng cục QLTT và UBND tỉnh, cùng sự hỗ trợ quyết liệt của lãnh đạo Cục QLTT tỉnh Quảng Trị, Đội QLTT số 1 đã nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần ổn định thị trường và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.