• Click để copy

Cần có chính sách thiết thực hơn với giáo dục miền núi

Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW (Nghị quyết 29) ngày 4-11-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Trong và sau hội nghị, những vấn đề liên quan tới giáo viên, nhất là giáo viên miền núi được đặc biệt quan tâm. Báo Quân đội nhân dân đã có cuộc phỏng vấn GS, TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội về vấn đề này.

Phóng viên (PV): Ông đánh giá như thế nào về những mặt được và chưa được của Nghị quyết 29 với ngành giáo dục nói chung, đội ngũ nhà giáo, quản lý giáo dục nói riêng?

GS, TS Nguyễn Văn Minh: Một cách khách quan và biện chứng, Nghị quyết 29 là một chủ trương rất tiến bộ, mang tính thời đại. Những nội hàm cơ bản của nghị quyết đã bao trùm tất cả thành tố mà giáo dục cần thực hiện để bắt kịp với thời đại nhằm phát triển đất nước. Trong đó, “phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo” là một nhiệm vụ rất quan trọng. Trong 10 năm qua, chúng ta đã làm được một số việc và một số việc cần nỗ lực hơn.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
GS, TS Nguyễn Văn Minh. 

Trước hết, việc chuyển mình trong nhận thức về “đổi mới căn bản, toàn diện” đã bắt đầu “thấm” và “ngấm” dần trong các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và cả xã hội, đặc biệt là trong đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý.

Việc bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đang làm việc về phương diện tổng thể đã có những tác động tích cực trong nhận thức, trong thực hiện, trong cách dạy, cách học, cách kiểm tra, đánh giá khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tuy nhiên, lẽ ra việc bồi dưỡng phải chuẩn bị sớm hơn để thầy cô và cán bộ quản lý đủ “ngấm” trước khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Đội ngũ giáo viên nhiều nơi còn thiếu, nhất là giáo viên ngoại ngữ, tin học, âm nhạc và thiếu nguồn tuyển, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, cùng tâm lý e ngại của một số thí sinh khiến việc triển khai nhiệm vụ này còn có những bất cập. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đến tháng 5-2023, cả nước còn thiếu khoảng 118.300 giáo viên (bậc mầm non thiếu gần 52.000 giáo viên, tiểu học thiếu hơn 33.000 giáo viên, bậc THCS thiếu hơn 19.300 giáo viên, bậc THPT thiếu gần 14.000 giáo viên).

PV: Theo ông, điều quan trọng nhất để có đội ngũ giáo viên giỏi, toàn tâm toàn ý cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của chúng ta là gì?

GS, TS Nguyễn Văn Minh: Chúng ta đều biết, người cuối cùng thực hiện “quốc sách” là đội ngũ thầy cô. Trong các khâu tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, bố trí, luân chuyển, chế độ, chính sách đối với giáo viên đều quan trọng, nhưng theo thiển nghĩ của tôi, có hai yếu tố rất đáng chú ý là sử dụng và chế độ, chính sách. Vì rằng, nếu giải quyết được hai mắt xích này thì các yếu tố khác đều thông suốt.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
 Giáo viên Trường Tiểu học Nam Tiến A (huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội) đón học sinh bước vào năm học mới 2023-2024. Ảnh: LIÊN NGUYÊN

PV: Một nền giáo dục ưu việt luôn hướng tới sự bình đẳng, công bằng, nhân văn. Do đó, việc quan tâm đến giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, giáo dục đặc biệt phải được coi là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển giáo dục nói chung, trong việc chăm lo cho đội ngũ nhà giáo ở khu vực này nói riêng. Vậy thời gian qua, theo ông, đội ngũ nhà giáo ở khu vực này đã được quan tâm đúng mức chưa, còn điều gì khiến chúng ta trăn trở không?

GS, TS Nguyễn Văn Minh: Sinh thời, Bác Hồ từng mong ước “ai cũng được học hành”. Một nền giáo dục tiến bộ có trọng trách nâng cao dân trí, tạo sự bình đẳng đối với mọi người. Việc này, trước hết bằng con đường giáo dục. Rất nhiều địa danh của các tỉnh miền núi, của vùng khó khăn, trước đây là căn cứ cách mạng, cũng là "phên giậu" của Tổ quốc. Đảng, Nhà nước đã có chủ trương, chính sách phù hợp và có nhiều tác động tích cực trong phát triển giáo dục ở các vùng này. Tuy vậy, rất nhiều tham số, nếu sắp xếp thì các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và một số tỉnh của Tây Nam Bộ luôn ở mức khiêm tốn trong suốt thời gian dài. Ngày nay, nhiều địa phương không tuyển được giáo viên một số môn; không ít sinh viên từ các vùng này tốt nghiệp không muốn trở về; đội ngũ thầy cô đang công tác ở đó như là đánh cược cuộc đời vì trẻ thơ. Từ trường lớp, nhà công vụ, đường sá, chế độ, chính sách... đều chưa kịp thời quan tâm. Cuộc sống của thầy cô cắm bản, ở cụm trường, điểm trường xa xôi, hẻo lánh; giao thông, sinh hoạt và ngay cả những điều kiện thông tin cũng rất khó.

Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách nhằm phát triển các vùng khó khăn, trong đó có giáo dục. Nên chăng, cần có các tổng kết rất nghiêm túc về tác động chính sách để có những điều chỉnh sát hơn. Chẳng hạn, kiên cố hóa trường học, nhà công vụ, trường nội trú là một chủ trương, dành ngân sách đúng mức và phải thực hiện, không thể kêu gọi từ thiện. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cả nước hiện có hơn 37.600 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập với tổng số hơn 606.000 phòng học. Tuy nhiên, chỉ có hơn 571.000 phòng học được kiên cố hóa, đạt tỷ lệ 85% so với tổng số phòng học trên cả nước. Cấp học mầm non có tỷ lệ phòng học kiên cố hóa thấp nhất, chỉ đạt hơn 79%. Tính theo từng vùng miền, miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ phòng học kiên cố hóa thấp nhất. Việc luân chuyển giáo viên là một chính sách, giải pháp cần thực hiện rốt ráo chứ không chỉ động viên.

Tôi đã có thời gian gắn bó với Tây Nguyên. Sau này tôi luôn tìm hiểu về giáo dục ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn và đã đến nhiều nơi. Thầy cô ở thành phố, miền xuôi đã khó khăn; thầy cô ở các vùng nói trên khó gấp nhiều lần. 

PV: Theo ông, chúng ta cần làm gì để thực hiện tốt hơn sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo nói chung và nhiệm vụ đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo nói riêng?

GS, TS Nguyễn Văn Minh: Tôi nhìn nhận ở góc độ là một nhà giáo. Giáo dục là lĩnh vực luôn có quán tính. Khi đã có cơ sở khoa học, căn cứ thực tiễn và mục tiêu đúng đắn thì cần kiên quyết, kiên trì và quyết tâm thực hiện, không "đẽo cày giữa đường". Muốn thực hiện thành công thì cần có sự đồng lòng của toàn xã hội, thông qua giải thích, thuyết phục và chuẩn bị cẩn thận về nhân lực, vật lực và có kế hoạch cụ thể. Nhân lực, cụ thể là đội ngũ nhà giáo, hãy dám đầu tư cho họ, không phải là mạo hiểm, thì mọi chuyện sẽ tốt hơn. Muốn có đội ngũ tốt cần có các trường đào tạo sư phạm tốt.

Muốn đất nước phát triển, cần nâng cao dân trí và mọi người đều được tiếp cận bình đẳng các vấn đề an sinh xã hội. Đồng thời, chúng ta cần có chính sách thiết thực hơn với giáo dục miền núi, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

THANH PHƯƠNG (thực hiện)

Bài liên quan

Tin mới

Đánh bom tại một nhà ga ở Pakistan, ít nhất 13 người thiệt mạng
Đánh bom tại một nhà ga ở Pakistan, ít nhất 13 người thiệt mạng

Ít nhất 13 người thiệt mạng và 25 người bị thương trong vụ đánh bom xảy ra vào sáng 9-11 tại một nhà ga tàu hỏa ở thủ phủ Quetta, tỉnh Balochistan, Tây Nam Pakistan.

Campuchia kỷ niệm 71 năm Ngày Độc lập
Campuchia kỷ niệm 71 năm Ngày Độc lập

Sáng 9-11, Lễ kỷ niệm 71 năm Ngày Độc lập Vương quốc Campuchia (9-11-1953 / 9-11-2024) và kỷ niệm 71 năm thành lập Quân đội Hoàng gia Campuchia được tổ chức long trọng tại Đài Độc lập ở thủ đô Phnom Penh.

Houthi tuyên bố bắn hạ “Quái điểu” MQ-9 Reaper thứ 12
Houthi tuyên bố bắn hạ “Quái điểu” MQ-9 Reaper thứ 12

Tân Hoa xã ngày 9-11 dẫn tuyên bố của lực lượng Houthi ở Yemen cho biết vừa bắn hạ thêm máy bay không người lái (UAV) MQ-9 Reaper với biệt danh “Quái điểu” do Mỹ sản xuất.

Bão số 7, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 14
Bão số 7, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 14

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 10 giờ (9-11), vị trí tâm bão khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 114,5 độ Kinh Đông, trên khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 415km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/giờ), giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 15km/giờ.

Khai mạc Chương trình "Trái tim cho em" tại tỉnh Điện Biên
Khai mạc Chương trình "Trái tim cho em" tại tỉnh Điện Biên

Ngày 9-11, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), Chi nhánh Điện Biên phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Bệnh viện E và Sở Y tế tỉnh Điện Biên khai mạc Chương trình "Trái tim cho em" năm 2024 tại Điện Biên.

Đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh và các đơn vị lên đường đi thăm quân và dân vùng biển Tây Nam
Đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh và các đơn vị lên đường đi thăm quân và dân vùng biển Tây Nam

Sáng 9-11, tại cảng Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân, đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh và các đơn vị đi thăm cán bộ, chiến sĩ Vùng 2, Vùng 5 Hải quân, nhân dân và các lực lượng trên các đảo thuộc vùng biển Tây Nam và Nhà giàn DK1/10 năm 2024 chính thức rời cảng lên đường.