Cần có cơ chế đặc thù, chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học?
Một trong những vấn đề nổi bật trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt trong sáng 7-6 đó là câu hỏi của đại biểu Trần Thị Diệu Thúy (Đoàn Thành phố Hồ Chính Minh) liên quan tới quan điểm có chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học hay không?
Vấn đề này cũng được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt làm rõ.
Cụ thể, đại biểu Trần Thị Diệu Thúy cho biết, ngày 11-5-2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030, một trong những yếu tố then chốt để thực hiện chiến lược này là cần có sự tham gia của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học. Tuy nhiên, bên cạnh sự ủng hộ của giới khoa học đối với chiến lược trên thì họ cũng mong muốn Chính phủ có cơ chế đặc thù chấp nhận rủi ro, thất bại trong khoa học, dỡ bỏ các rào cản hành chính trong quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học. Xin hỏi Bộ trưởng có giải pháp gì cho vấn đề này?
Đại biểu Trần Thị Diệu Thúy (Đoàn Thành phố Hồ Chính Minh) đặt câu hỏi chất vấn. Ảnh: TUẤN HUY
Trước câu hỏi này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Đây là vấn đề được nhiều cử tri và đại biểu quan tâm. "Quan điểm có chấp nhận rủi ro khi nghiên cứu khoa học hay không, có hành chính hóa các hoạt động nghiên cứu hay không, Bộ trưởng sẽ góp phần làm sáng tỏ nội dung này", Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý.
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh: Đây là nội dung được cả xã hội quan tâm, nhất là các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu.
Năm 2023, Bộ Khoa học và Công nghệ đã sửa hàng loạt các thông tư quy định về quản lý các công trình, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ, để bảo đảm cho các thông tư có tính liên thông, đồng bộ với nhau. Trong đó, quy định về tuyển chọn, xét chọn nhiệm vụ khoa học, công nghệ đã được sửa đổi theo hướng bãi bỏ các quy định mà các nhà khoa học là chủ nhiệm có nhiệm vụ nghiệm thu không đạt thì không được tiếp tục tham gia nhiệm vụ khoa học, công nghệ trong 2 năm tiếp… “Chúng tôi rất quan tâm đến tính đặc thù, tính rủi ro, độ trễ của khoa học, công nghệ. Trước đây nếu nhà khoa học nào mà không hoàn thành được nhiệm vụ khoa học, công nghệ của mình thì không được đăng ký tiếp tục 2 năm sau đó và đơn vị chủ trì cũng có ảnh hưởng nhất định trong việc đăng ký nhiệm vụ khoa học, công nghệ cao cấp. Đó là vấn đề mà các nhà khoa học cũng như các đơn vị chủ trì rất quan ngại, thấy đó cũng là một cản trở”- Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho biết.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt bày tỏ mong muốn hãy tin tưởng hơn nữa vào các nhà khoa học. Ảnh: TUẤN HUY
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cũng bày tỏ, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, công nghệ là một hoạt động xã hội đặc biệt, nó tìm kiếm ra vấn đề mới, có thể thành công, không thành công, thất bại, thành công sớm hoặc thành công chậm, cho nên tính đặc thù là rủi ro và độ trễ.
Thông tin thêm, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho biết, ngày 17-5 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ có dự sự kiện 60 năm Bác Hồ với Ngành Khoa học, Công nghệ. Tại sự kiện, Thủ tướng Chính phủ cũng khẳng định phải chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học, chấp nhận độ trễ trong nghiên cứu khoa học.
Tâm đắc với câu "Khoa học là con đường ngắn nhất để đi tới thịnh vượng", Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt chia sẻ, Bộ Khoa học và Công nghệ hết sức cố gắng để làm thế nào động viên các nhà khoa học tham gia một cách tích cực vào hoạt động thiên chức của mình, đó là nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới, sáng tạo. Tôi rất mong các cấp có thẩm quyền hãy tin tưởng hơn nữa vào các nhà khoa học, giao trọng trách, nhiệm vụ, cơ chế, chính sách cho họ một cách thỏa đáng giúp họ có thể phát huy năng lực, khả năng để cống hiến.
VŨ DUNG
Tin mới
Tổng thống Burundi tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, chiều 4-4, Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Burundi đã tới thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (thuộc 2 phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội).
Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan
Sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã có cuộc gặp làm việc với Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan - niềm tự hào không chỉ của Armenia mà còn của cả khu vực.
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 đến 6-4. Sáng 4-4, sau lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Évariste Ndayishimiye.
Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam
Trưa 4-4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31-3 đến ngày 4-4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình
Trong các ngày 31-3 và 3-4, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì kỳ họp.