• Click để copy

Cần ưu tiên khu đất có điều kiện thuận lợi để tái định cư khi sửa Luật Đất đai

Vấn đề thu hồi đất được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm tại phiên thảo luận Luật Đất đai (sửa đổi) tại Kỳ họp bất thường lần thứ năm diễn ra ngày 15-1.

Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã có nhiều đổi mới

Qua thảo luận, các đại biểu đánh giá rất cao sự nỗ lực, cố gắng và quyết tâm của cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan thẩm tra và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình tham gia soạn thảo dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
 Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. 

Các đại biểu đánh giá, hồ sơ dự án luật sửa đổi trình Quốc hội lần này được chuẩn bị rất công phu, kỹ lưỡng, đã rất lắng nghe, tiếp thu đầy đủ, thận trọng các ý kiến tham gia hợp lý của các đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, các nhà khoa học và các cơ quan, tổ chức có liên quan, ý kiến của cử tri và nhân dân cả nước; thận trọng đối với những vấn đề lớn, khó và còn có ý kiến khác nhau vì dự án Luật Đất đai (sửa đổi) có vai trò rất quan trọng, có sự ảnh hưởng và tác động sâu rộng đến mọi tổ chức, cá nhân, đến sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong những năm tới.

Đồng thời, dự thảo luật đã có nhiều đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, sử dụng và khai thác đất đai hiệu quả và phù hợp với thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Theo đánh giá, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) trình tại kỳ họp lần này đã tương đối hoàn thiện, đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi thực tiễn đặt ra, cơ bản khắc phục được những hạn chế của dự thảo luật trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ sáu, đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ năm.

Ưu tiên đất vị trí thuận lợi nhất để làm khu tái định cư

Vấn đề thu hồi đất được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm tại phiên thảo luận. Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn TP Hà Nội) quan tâm tới quy định tại khoản 4, Điều 91; cho rằng, quy định này đã thể hiện rất rõ trách nhiệm của Nhà nước đối với người có đất bị thu hồi.

Theo đó, Nhà nước có trách nhiệm hỗ trợ cho người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản để tạo điều kiện cho người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản có việc làm, có thu nhập, ổn định đời sống, sản xuất.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
 Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn TP Hà Nội) phát biểu. Ảnh: Trọng Hải

Tuy nhiên, đại biểu Hoàng Văn Cường đề nghị tiếp tục hoàn thiện, tránh những khoảng trống, mâu thuẫn, trong đó có nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ tái định cư.

"Phải ưu tiên lựa chọn khu đất có vị trí thuận lợi nhất trên địa bàn để hình thành khu tái định cư. Điều này để tránh tình trạng địa phương dành khu đất thuận lợi để đấu giá, còn đất tái định cư đẩy sang một vị trí khác, không thuận lợi", đại biểu nói. 

Đại biểu Hoàng Văn Cường dẫn bài học từ dự án tái định cư đường Vành đai 4 Hà Nội. Theo đó, hiện nay, Hà Nội đang lựa chọn các khu đất ở có điều kiện thuận lợi để tái định cư nên được người dân rất đồng tình.

Ngoài ra, đại biểu Hoàng Văn Cường cũng nhấn mạnh quan điểm, phương án hỗ trợ tạo việc làm tốt nhất, bền vững nhất không phải là đưa tiền cho người dân mà phải tạo sinh kế. "Trong quy định về thu hồi đất phải có quy định thu hồi đất để tạo việc làm, tạo điều kiện sản xuất kinh doanh. Do vậy, tôi đề nghị bổ sung thêm một nội dung là, thu hồi đất tạo mặt bằng sản xuất kinh doanh cho người có đất bị thu hồi", đại biểu nói.

Bảo đảm điều kiện sống của người bị thu hồi đất bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ

Chung mối quan tâm, đại biểu Nguyễn Đại Thắng (đoàn Hưng Yên) tiếp tục đề nghị ghi rõ trong luật nguyên tắc việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất - đó là phải bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, bảo đảm thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ để triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nguyên tắc này trong thực tiễn.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
 Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (đoàn Lạng Sơn) phát biểu. Ảnh: Trọng Hải

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (đoàn Lạng Sơn) cho rằng, theo Hiến pháp 2013, để thu hồi đất thì các dự án phát triển kinh tế-xã hội phải đáp ứng các điều kiện: Phải là trường hợp thật cần thiết, phải do luật định và phải vì lợi ích quốc gia, công cộng.

"Đối chiếu với các yêu cầu trên, quy định tại Điều 79 và Điều 80 của dự luật chưa thể hiện rõ tính chất "thật cần thiết"", đại biểu nói và lấy ví dụ thực tế có trường hợp thu hồi đất nằm trong 31 trường hợp quy định tại Điều 79 và đáp ứng quy định của Điều 80 nhưng công trình sau đó lại bị bỏ hoang, lãng phí, không đi vào cuộc sống do "không thật cần thiết" đối với nhân dân, đối với sự phát triển kinh tế-xã hội.

Cũng đề cập đến Điều 79 về trường hợp thu hồi đất phục vụ phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, đại biểu Tạ Văn Hạ (đoàn Quảng Nam) cho rằng, khái niệm "vì lợi ích quốc gia" rất lớn, rất rộng, trong khi đó, chúng ta lại quy định theo tính chất liệt kê.

"Đề nghị chỉ ghi các trường hợp Nhà nước thu hồi đất, còn nếu chúng ta liệt kê gần 30 lĩnh vực được thu hồi thì chưa thống nhất với điều khoản, lại có thể thiếu, có trường hợp quan trọng thì không đưa vào; sau này nếu có chúng ta bổ sung sau", đại biểu Tạ Văn Hạ kiến nghị.

PHƯƠNG ANH

Bài liên quan

Tin mới

Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình
Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình

Trong các ngày 31-3 và 3-4, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì kỳ họp.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone

Sáng 4-4, tại Đại sứ quán Lào tại Việt Nam, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã viếng và ghi sổ tang tưởng niệm đồng chí Đại tướng Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào.

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Burundi
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Burundi

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 đến 6-4.

Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk về Sở Công Thương
Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk về Sở Công Thương

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, trong đó tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk (thuộc Bộ Công thương) và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công Thương.

Thu giữ 1.500 điếu cigar nhập lậu tại Hà Nội
Thu giữ 1.500 điếu cigar nhập lậu tại Hà Nội

Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã tiến hành kiểm tra đột xuất một cơ sở kinh doanh tại quận Long Biên, qua đó phát hiện khoảng 1.500 điếu cigar cùng thuốc lá ngoại nhập lậu, có dấu hiệu tiêu thụ trái phép.

Phòng chống buôn lậu thuốc lá: Nhiều thách thức đặt ra
Phòng chống buôn lậu thuốc lá: Nhiều thách thức đặt ra

Tại Toạ đàm với chủ đề "Phòng chống buôn lậu thuốc lá: Nhiều thách thức đặt ra" do Báo Tiền phong tổ chức ngày 2/4/2025 đại diện bộ ngành, cơ quan quản lý cho rằng thực trạng buôn lậu thuốc lá nói chung và thuốc lá mới nói riêng vẫn không ngừng gia tăng, mặc dù lệnh cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ Nghị quyết 173/2024/QH15.