Cảnh báo: Chiến dịch tấn công thông qua Windows Update có thể "gỡ bỏ" các bản vá hệ thống
Trong hình thức tấn công này, đối tượng tấn công có thể buộc hệ thống quay về các phiên bản phần mềm cũ, khiến các lỗ hổng đã được vá trước đó xuất hiện trở lại và có thể bị khai thác.
Cục An toàn thông tin cho biết tại sự kiện Black Hat 2024, một chuyên gia bảo mật từ SafeBreach đã tiết lộ một hình thức tấn công hạ cấp qua Windows Update. Phương pháp này khai thác hai lỗ hổng zero-day (CVE-2024-38202 và CVE-2024-21302) nhằm làm mất hiệu lực các bản vá trên Windows 10, Windows 11 và Windows Server, khiến các lỗ hổng đã được vá trước đó quay trở lại.
Microsoft đã phát hành cảnh báo về hai lỗ hổng zero-day chưa được vá (CVE-2024-38202 và CVE-2024-21302) trong buổi thuyết trình tại Black Hat, đồng thời cung cấp các biện pháp giảm thiểu nguy cơ cho đến khi bản vá chính thức được phát hành.
Trong hình thức tấn công này, đối tượng tấn công có thể buộc hệ thống quay về các phiên bản phần mềm cũ, khiến các lỗ hổng đã được vá trước đó xuất hiện trở lại và có thể bị khai thác. Cụ thể, quy trình cập nhật của Windows có thể bị khai thác để hạ cấp các thành phần quan trọng của hệ điều hành, như thư viện liên kết động (DLL) và NT Kernel. Dù các thành phần này đã bị hạ cấp, Windows Update vẫn báo cáo rằng hệ thống được cập nhật đầy đủ, và các công cụ khôi phục hoặc quét không phát hiện ra vấn đề.
Khi các lỗ hổng zero-day này bị khai thác, đối tượng tấn công có thể hạ cấp Secure Kernel của Credential Guard, Isolated User Mode Process và hypervisor của Hyper-V. Điều này làm lộ ra các lỗ hổng leo thang đặc quyền đã được vá trước đó. Các chuyên gia bảo mật cho biết, phương pháp tấn công này có thể biến những lỗ hổng đã được vá thành lỗ hổng zero-day, khiến khái niệm "hệ thống đã được vá" không còn ý nghĩa trên tất cả các máy tính Windows.
Tính nghiêm trọng của hình thức tấn công này là nó không thể bị phát hiện, không bị chặn bởi các giải pháp Endpoint Detection & Response (EDR), và không thể được nhận diện bởi người dùng vì Windows Update vẫn báo cáo rằng hệ thống đã được cập nhật đầy đủ, dù thực tế đã bị hạ cấp.
Chuyên gia bảo mật đã thông báo cho Microsoft về các lỗ hổng từ tháng 2 năm 2024, nhưng đến nay, Microsoft vẫn chưa phát hành bản vá cho CVE-2024-38202 (leo thang đặc quyền trên Windows Update Stack) và CVE-2024-21302 (leo thang đặc quyền trên Windows Secure Kernel Mode). Lỗ hổng CVE-2024-38202 cho phép đối tượng tấn công có quyền người dùng cơ bản "gỡ bỏ" các bản vá hoặc vượt qua bảo mật Virtualization Based Security (VBS). Trong khi đó, lỗ hổng CVE-2024-21302 cho phép đối tượng tấn công sử dụng quyền quản trị thay thế các file hệ thống Windows bằng các phiên bản cũ hơn.
Hiện chưa có báo cáo về việc hai lỗ hổng này bị khai thác thực tế. Người dùng được khuyến nghị thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro khai thác cho đến khi bản vá chính thức được phát hành. Chuyên gia bảo mật cũng nhấn mạnh rằng hình thức tấn công này có thể không chỉ ảnh hưởng đến Windows mà còn có thể tiềm tàng nguy cơ đối với các hệ điều hành khác.
Tin mới
Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng
Chiều 20/5, dưới sự giám sát của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, các tổ công tác thuộc Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra nhiều cửa hàng thời trang có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng tại các tuyến phố du lịch trung tâm Thành phố.
Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.
Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận vừa tiến hành xác minh và tổ chức kiểm tra đột xuất cơ sở bán hàng online qua các kênh zalo, Facebook, phát hiện lượng lớn quần áo vi phạm.
Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương
Ngày 19/5/2025, Đội QLTT số 8, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh B.V.P có địa chỉ tại Khối 11, thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương với mức phạt tiền 10 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu.
Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Thực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 17/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 19/5/2025 của UBND tỉnh Lào Cai mở cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai và chỉ đạo của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai mở đợt cao điểm đấu tranh, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuốc, sữa, sản phẩm bảo vệ sức khoẻ giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2025.
Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ
Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình phối hợp cùng Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Ninh Bình kiểm tra và xử lý cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em có hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu và kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh
Trong thời gian từ ngày 14 đến 21/5/2025, Chi cục Điều tra chống buôn lậu (Cục Hải quan) phối hợp với Đội Kiểm soát chống buôn lậu số 1 và Hải quan khu vực VI liên tiếp phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Chi Ma (tỉnh Lạng Sơn).