Cảnh báo những dấu hiệu nhận diện công ty “ma”
Nhà nước tạo điều kiện về thủ tục đăng ký, cấp phép thành lập doanh nghiệp, không gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân kinh doanh; tuy nhiên việc quy định như hiện tại cũng đã làm phát sinh ra các “doanh nghiệp ma” lợi dụng thủ tục đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp thông thoáng, đơn giản, dễ dàng và chi phí thấp... để trục lợi.
Dưới đây là một số thủ đoạn, hành vi sai trái được Tổng cục Thuế cảnh báo tại chương trình “Thuế và Đời sống” thời gian qua.
Nhận biết qua loại hình kinh doanh: Hình thức doanh nghiệp được các đối tượng thực hiện tội phạm mua bán hóa đơn thông qua việc thành lập doanh nghiệp như: Công ty TNHH hoặc công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân.
Nhận biết qua đăng ký ngành nghề kinh doanh: Các “doanh nghiệp ma” thường đăng ký kinh doanh nhiều ngành nghề, trong đó phổ biến nhất là dịch vụ tổng hợp, kinh doanh thương mại, hoặc những ngành nghề không phải đăng ký vốn pháp định hay phải được cấp chứng chỉ nghề nghiệp (bất động sản, du lịch, …). Qua đó các đối tượng này cho rằng có thể vượt qua sự kiểm tra của cơ quan chức năng quản lý chuyên ngành hoặc cơ quan thuế.
Nhận biết qua trụ sở giao dịch và thời gian hoạt động kinh doanh: Các “doanh nghiệp ma” thường đăng ký địa chỉ giao dịch tại các trung tâm, văn phòng ảo; hoặc những địa chỉ thậm chí không tồn tại, v.v … nhằm dễ dàng trốn tránh sự kiểm tra của cơ quan thẩm quyền và bỏ trốn ngay khi bị phát hiện. Bên cạnh đó, chúng có thể thành lập ở các khu vực có điều kiện dân trí không cao, thuê trụ sở trong thời gian ngắn và đặt tại những con hẻm sâu. Thời gian hoạt động của một doanh nghiệp thường khá ngắn.
Nhận biết qua phương thức thanh toán: Các “công ty ma” thường thực hiện các hoạt động trái pháp luật, do đó sẽ tránh sử dụng tài khoản ngân hàng của công ty khi đăng ký, thực hiện giao dịch bằng tài khoản ngân hàng do cá nhân đứng tên hoặc tiền mặt; hoặc chuyển khoản “lòng vòng” qua nhiều bên trung gian nhằm né các giao dịch, giấu nhẹm việc mua bán hóa đơn.
Hiện tượng thành lập, hoạt động của các “doanh nghiệp ma” tác động xấu đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, là hồi chuông cảnh báo đến các cơ quan liên quan. Cơ quan thuế đã và đang tích cực tăng cường công tác quản lý thuế, phối hợp với các cơ quan liên quan để phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện kịp thời những doanh nghiệp này. Tổng cục Thuế đã chỉ đạo các Cục Thuế chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai nhằm phát hiện kịp thời các hành vi thành lập doanh nghiệp để mua, bán hoá đơn, trốn thuế, sử dụng hoá đơn bất hợp pháp; đồng thời, tăng cường phối hợp với Ngân hàng nhà nước, cơ quan công an,… thu thập tài liệu điều tra, xác minh, nếu có dấu hiệu vi phạm, trốn thuế thì chuyển hồ sơ đến cơ quan công an điều tra, xử lý. Các Cục Thuế đã giao nhiệm vụ tới từng công chức, đội, từng bộ phận có liên quan đến quản lý người nộp thuế. tiến hành thành lập tổ rà soát, quản lý rủi ro sử dụng hoá đơn, phân tích, đánh giá xác minh người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro cao về thuế, tiến hành khai thác, rà soát và đánh giá kết quả phân tích dữ liệu… Từ đó, thực hiện các biện pháp quản lý, giám sát, kiểm tra việc sử dụng hoá đơn nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, hóa đơn, chứng từ.
Với ứng dụng của công nghệ thông tin, ứng dụng quản lý tuân thủ thuế trong nền kinh tế số hiện nay, thì những hóa đơn, chứng từ này của doanh nghiệp được lưu vết (theo quy định phải được lưu giữ ít nhất 10 năm) và cơ quan thuế có đủ công cụ để truy lần ra các sai phạm đó. Do đó lựa chọn chấp hành pháp luật thuế, hay thành lập “doanh nghiệp ma” để mua bán hóa đơn, hoặc bên mua lập khống, mua khống hóa đơn, lập khống chứng từ, vv… đều không phải là lựa chọn khôn ngoan hay đúng đắn đối với doanh nghiệp; nhà quản lý doanh nghiệp cũng cần hiểu biết để quản trị trong nội bộ doanh nghiệp mình.
Tin mới
Tổng thống Burundi tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, chiều 4-4, Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Burundi đã tới thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (thuộc 2 phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội).
Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan
Sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã có cuộc gặp làm việc với Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan - niềm tự hào không chỉ của Armenia mà còn của cả khu vực.
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 đến 6-4. Sáng 4-4, sau lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Évariste Ndayishimiye.
Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam
Trưa 4-4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31-3 đến ngày 4-4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình
Trong các ngày 31-3 và 3-4, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì kỳ họp.