• Click để copy

Chấm dứt học thêm: Không thể chỉ bằng một thông tư

Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT về dạy thêm, học thêm là bước tiến hành chính mạnh mẽ nhằm chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan, tiêu cực.

Thông tư quy định rõ đối tượng học thêm, miễn phí cho học sinh, trả lương giáo viên từ ngân sách, cho phép tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài trường theo Luật Doanh nghiệp và thống nhất mẫu biểu. Sau hơn 2 tháng, Thông tư được đa số ủng hộ nhưng vẫn còn lo ngại về tính pháp lý và hiệu quả lâu dài, cần thêm giải pháp hỗ trợ triển khai đồng bộ, bền vững.

Cần thay đổi nhận thức xã hội

Truyền thông cần đóng vai trò cầu nối giữa Thông tư số 29 và cộng đồng, giúp nhà trường và người dân hiểu đúng, đầy đủ về chủ trương đổi mới dạy-học. Thông tư số 29 không cấm dạy thêm, học thêm mà siết lại để quản lý chặt chẽ, minh bạch. Học sinh vẫn có thể học thêm ở cơ sở ngoài trường nhưng phải thỏa thuận chi phí rõ ràng. Dạy thêm chỉ là phụ trợ, không thể để giáo viên vì lợi ích cá nhân mà lơ là việc dạy chính khóa, ép buộc học sinh học thêm. Học thêm đúng nghĩa phải giúp học sinh phát triển toàn diện, đó là học cách học, kỹ năng sống, thể chất và cảm xúc.

Chấm dứt học thêm: Không thể chỉ bằng một thông tư
Học thêm đúng nghĩa phải giúp học sinh phát triển toàn diện. Ảnh minh họa

Hiện nay, nhiều phụ huynh vẫn chạy theo thành tích, dồn tiền cho con học thêm kiến thức, nhưng chưa đầu tư vào phát triển năng lực thật sự. Đầu tư thông minh nên là cho con tham gia các câu lạc bộ, hoạt động sáng tạo và ứng dụng thực tế. Một phần nguyên nhân xuất phát từ nhận thức chưa đầy đủ, dẫn đến hành vi lệch chuẩn. Dù Thông tư số 29 đã có hiệu lực, không ít địa phương vẫn triển khai chậm, thậm chí còn lách luật, né tránh. Một số giáo viên vẫn dạy thêm “chui”. Vì vậy, cần tiếp tục truyền thông, tổ chức thảo luận công khai, dân chủ để nâng cao nhận thức, vận động xã hội cùng vào cuộc, nhằm thực hiện Thông tư số 29 hiệu quả và bền vững hơn.

Việc mở trường chuyên, trường năng khiếu dạy văn hóa ở bậc Tiểu học và THCS, dù trực thuộc đại học hay phổ thông là hành vi vi phạm Điều 62 Luật Giáo dục, bởi luật không cho phép trường đại học tổ chức dạy học phổ thông. Dù lý do đưa ra là tận dụng chất xám giảng viên đại học, việc này vẫn trái luật.

Việc mở tràn lan các lớp chất lượng cao, năng khiếu, chuyên là đi ngược tinh thần của Thông tư số 29, vì tuyển sinh vào các lớp này thường đi kèm đề thi nâng cao, đòi hỏi học sinh phải học thêm để đáp ứng yêu cầu vượt chuẩn chương trình. Nhiều lớp chuyên còn tổ chức tuyển sinh quy mô toàn vùng, toàn quốc, càng tiếp tay cho dạy thêm học thêm.

Có chuyên gia còn nhận định rằng muốn cấm dạy thêm, trước hết phải cấm trường chuyên. Đặc biệt, nếu kỳ thi tuyển sinh hay thi tốt nghiệp vẫn còn các câu hỏi quá khó, đánh đố, thì dạy thêm, học thêm sẽ luôn tồn tại. Đề thi cần phù hợp với học sinh đại trà. Ngoài Thông tư số 29, cần các văn bản đồng bộ hỗ trợ, từ cải cách thi cử đến đổi mới chương trình, thay đổi nhận thức của phụ huynh và toàn xã hội. Đây là vấn đề mang tính hệ thống, không thể giải quyết nếu chỉ tập trung vào một khâu riêng lẻ.

Rào cản từ thói quen

Việc coi trọng điểm số, chạy theo thành tích ảo và lấy kiến thức hàn lâm làm thước đo phân loại người học là một “truyền thống” bắt nguồn từ nền giáo dục Nho giáo ở nhiều nước phương Đông. Thói quen bảo thủ này đã trở thành rào cản lớn đối với hiệu lực của Thông tư số 29.

Tình trạng dạy thêm, học thêm khiến học sinh chịu nhiều áp lực, còn giáo viên thì ngại đổi mới, lười dạy theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực. Nhiều phụ huynh vẫn xem điểm số là tất cả, dẫn đến việc học sinh chỉ tập trung luyện đề, giải đề thay vì hiểu kiến thức thật sự.

Ở nhiều quốc gia châu Á, thi cử vẫn là con đường duy nhất để tiến thân, khiến tâm lý “không học thêm là thua thiệt” trở nên phổ biến. Nhiều phụ huynh không muốn con mình thua kém người khác nên ép con học thêm, dù đôi khi không cần thiết. Việc học giỏi còn là niềm tự hào của gia đình, khiến phụ huynh đầu tư tối đa vào việc học. Do đó, nhu cầu học thêm là có thật, xuất phát từ cả sự lo lắng lẫn tâm lý xã hội ăn sâu.

Bên cạnh đó, một số giáo viên vì thu nhập thấp nên coi dạy thêm là nguồn sống chính. Dạy thêm trở thành hoạt động mang tính vụ lợi, thậm chí dẫn đến việc ép buộc hoặc gợi ý học sinh học thêm ngoài giờ. Thông tư số 29 chỉ điều chỉnh phần ngọn của vấn đề. Khi hệ thống thi cử vẫn nặng nề, thu nhập giáo viên chưa được cải thiện, và nhận thức xã hội chưa thay đổi, dạy thêm, học thêm sẽ còn tồn tại, thậm chí biến tướng tinh vi hơn.

Muốn giải quyết triệt để, cần đồng bộ nhiều giải pháp như nâng chất lượng dạy học chính khóa, cải cách thi cử, tăng lương giáo viên, thay đổi nhận thức xã hội. Khi buổi học chính thức đủ chất lượng, phụ huynh sẽ không còn thấy dạy thêm, học thêm cần thiết. Khi đó, học thêm sẽ tự giảm, không cần đến các quy định mang tính cưỡng chế. Đây là một quá trình dài hơi, đòi hỏi sự thay đổi từ gốc rễ và đồng lòng từ nhiều phía trong xã hội.

ĐẶNG TỰ ÂN (Giám đốc Quỹ hỗ trợ đổi mới giáo dục Việt Nam, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Tin mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025

Sáng 20-5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các Phó thủ tướng chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025.

Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng
Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng

Ngày 19-5, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 67/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia

Sáng 19-5, kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương hoàn thành trung tâm để chào mừng, phục vụ Triển lãm thành tựu của đất nước dịp 80 năm Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945 / 19-8-2025) và Quốc khánh 2-9 (2-9-1945 / 2-9-2025). Cùng đi có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, TP Hà Nội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội

Sáng 19-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu, từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa, TP Hà Nội.

Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Sáng 19-5, Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.

Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu
Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu

Ngày 14/5/2025 Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt đối với Hộ kinh doanh Nguyễn Anh Minh, địa chỉ tổ dân phố Lai Sơn, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với số tiền 46 triệu đồng về các hành vi vi phạm Buôn bán hàng hóa (mỹ phẩm) giả mạo nhãn hiệu, Kinh doanh hàng hóa (mỹ phẩm) nhập lậu, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm vi phạm trị giá 47 triệu đồng.