• Click để copy

Chỉ đạo của Thủ tướng, Phó thủ tướng liên quan đến thông tin báo chí phản ánh

Văn phòng Chính phủ có công văn 4169/VPCP-KTTH truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính về thông tin báo chí và dư luận liên quan đến công tác chỉ đạo điều hành.

Cụ thể, thông tin về việc "Mở rộng xuất khẩu vào thị trường Halal", trong đó đánh giá cao thị trường Halal tại Indonesia, các chuyên gia nhận định, đây cũng là thị trường mang tính bảo hộ cao, đòi hỏi về giấy phép nhập khẩu; chứng nhận Halal (phải do cơ quan có thẩm quyền Indonesia cấp); tiêu chuẩn quốc gia (SNI); quy định về cảng nhập khẩu (một số nhóm hàng); thường xuyên áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.

Đặc biệt, các quy chuẩn Halal nghiêm ngặt, hệ thống chứng nhận phức tạp cũng là thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp. Để hàng hóa Việt Nam dễ dàng tiếp cận thị trường này, Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) khuyến cáo, Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống pháp lý về Halal, bao gồm việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia và quy trình chứng nhận phù hợp với yêu cầu quốc tế. Đồng thời, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực Halal giữa Việt Nam và UAE, đặc biệt là hoạt động cấp giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn Halal của UAE. Dự báo, các sản phẩm Halal của Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm cùng loại đến từ các quốc gia đã có nhiều năm kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực này.

Vì vậy, Việt Nam cần có chính sách hỗ trợ cụ thể, bao gồm ưu tiên nguồn lực ngân sách cho sản xuất và cấp chứng nhận, đẩy mạnh xúc tiến thương mại và đào tạo nhân lực chuyên trách về Halal. Đồng thời, cần có các tổ chức trung gian uy tín giúp doanh nghiệp trong quá trình chứng nhận và tuân thủ quy định tại các thị trường xuất khẩu.

Về vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, nghiên cứu các thông tin trên để xây dựng kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu thực phẩm Halal.

*Phó thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường xem xét bài báo phản ánh về việc đầu tư đường cao tốc trên cầu cạn tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; chỉ đạo, xử lý theo thẩm quyền.

Chỉ đạo của Thủ tướng, Phó thủ tướng liên quan đến thông tin báo chí phản ánh
Cầu Rạch Miễu 2 là cây cầu dây văng đường bộ bắc qua sông Tiền, nối liền 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre. Ảnh minh họa

Bài báo nêu: Viện Kinh tế Xây dựng vừa báo cáo Bộ Xây dựng kết quả nghiên cứu đầu tư cầu cạn làm đường ô tô cao tốc tại Đồng bằng sông Cửu Long. Theo đó, nếu chỉ xét chi phí đầu tư ban đầu, cầu cạn có suất đầu tư 383 tỷ đồng/km, cao gấp 2,6 lần so với đường cao tốc nền đất. Suất đầu tư này chưa bao gồm giải phóng mặt bằng, lãi vay trong thời gian xây dựng, đánh giá tác động môi trường, xử lý nền đất yếu.

Viện cũng chỉ ra nhiều bất lợi của phương án đắp nền, như phải giải phóng mặt bằng lớn, phụ thuộc nguồn cát đang khan hiếm, rủi ro lún, sạt lở và thời gian xử lý nền đất yếu kéo dài. Trong khi đó, cầu cạn bằng bê tông cốt thép có thể khắc phục các vấn đề này, với ưu điểm thi công nhanh, tiết kiệm quỹ đất, thuận lợi thoát lũ, giảm nguy cơ xâm nhập mặn và ảnh hưởng môi trường. Ngoài ra, kết cấu móng bê tông cốt thép của cầu cạn giúp ổn định nền móng, không bị lún, dễ bảo trì, ít giao cắt và ít chia cắt dân cư.

Viện Kinh tế Xây dựng nhận định, nếu chỉ xét chi phí ban đầu, cầu cạn có phần tốn kém hơn, nhưng nếu tính toàn bộ vòng đời dự án, thì mức chênh lệch không đáng kể. Do đó, Viện đề xuất các dự án cao tốc tại Đồng bằng sông Cửu Long nên kết hợp cả hai phương án đắp nền và xây cầu cạn, tùy theo điều kiện địa chất, vật liệu và môi trường từng khu vực.

Bên cạnh đó, ngành xây dựng được khuyến nghị đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới như dầm chữ U khẩu độ lớn làm từ bê tông cường độ cao (HPC) hoặc siêu cao (UHPC), để giảm phụ thuộc vào cát đắp, rút ngắn thời gian và hạ giá thành thi công.

Về việc này, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã giao Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường xem xét các nội dung trên; chỉ đạo, xử lý theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

Tin, ảnh: TTXVN

Tin mới

Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin

Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.

Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện

Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.

Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?

Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.

TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng

Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.

Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao

Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.

Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B

Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.