"Chìa khóa vàng" TOD giúp TP Hồ Chí Minh bứt phá tăng trưởng hai con số
Trước những thách thức lớn về phát triển đô thị tại TP Hồ Chí Minh, mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) được xem là "chìa khóa vàng" giải quyết vấn đề. Nếu phát triển TOD đúng hướng, sẽ giúp TP Hồ Chí Minh đạt mức tăng trưởng hai con số và tạo nền tảng vững chắc cho đô thị hiện đại, bền vững.
Hệ sinh thái TOD toàn diện
Siêu đô thị với tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân số nhanh chóng như TP Hồ Chí Minh đã phải đối mặt với những thách thức lớn, như tình trạng ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường và áp lực dân số gia tăng, đòi hỏi thành phố phải có những giải pháp đột phá để bảo đảm sự phát triển bền vững.
Ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh chia sẻ: “TOD là “chìa khóa” để giải quyết các thách thức TP Hồ Chí Minh đang gặp phải. Qua đó, không chỉ mở ra cơ hội đột phá cho hệ thống giao thông, mà còn là cơ hội để tái cấu trúc đô thị”.
TOD là mô hình phát triển đô thị tập trung vào việc quy hoạch các khu dân cư, thương mại và dịch vụ xung quanh các trạm giao thông công cộng như tàu điện ngầm, xe buýt nhanh (BRT) và các tuyến xe buýt công cộng. Mục tiêu của TOD là tạo ra một môi trường sống thuận tiện, giảm sự phụ thuộc vào phương tiện cá nhân và khuyến khích người dân sử dụng giao thông công cộng.
Theo Nghị quyết 98 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh, thành phố được phép thí điểm mô hình TOD và sử dụng ngân sách đầu tư công để bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các khu vực gần nhà ga metro và nút giao Vành đai 3, giúp thành phố có thêm cơ hội hiện thực hóa phát triển 11 đô thị nén theo mô hình TOD.
![]() |
TP Hồ Chí Minh phát triển 11 đô thị nén theo mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) tại các khu vực gần nhà ga metro và nút giao Vành đai 3. |
Bên cạnh đó, một lợi thế lớn của TP Hồ Chí Minh là đã có kế hoạch triển khai và hoàn thành 7 tuyến metro, với tổng chiều dài 355km từ nay đến năm 2035. Việc kết hợp xây dựng mô hình TOD cùng với các tuyến metro này được kỳ vọng sẽ tạo ra nguồn lực tài chính đáng kể. Ước tính, TP Hồ Chí Minh có thể huy động khoảng 7,8 tỷ USD từ TOD. Nguồn vốn này không chỉ giúp giảm gánh nặng cho ngân sách thành phố, mà còn tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư vào các dự án phát triển đô thị khác.
Tiến sĩ, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, Chủ tịch NgoViet Architects & Planners phân tích: “Thực tế, khi hạ tầng chưa phát triển, giá trị bất động sản thường thấp. Tuy nhiên, khi hệ thống giao thông hoàn chỉnh, giá trị có thể tăng lên gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần. Nếu được khai thác hiệu quả, thành phố không chỉ có thể hoàn vốn đầu tư, mà còn thu được lợi nhuận đáng kể”.
Thế nhưng, nếu thiếu kế hoạch phát triển đồng bộ các khu vực xung quanh tuyến metro, thành phố sẽ đối mặt với tình trạng bù lỗ hàng triệu USD mỗi năm, bất kể lượng hành khách sử dụng. Do đó, việc quy hoạch và phát triển các dự án trọng điểm trong vùng ảnh hưởng của metro là vô cùng quan trọng, nhằm bảo đảm nguồn khách ổn định và gia tăng giá trị đô thị.
Cụ thể, hệ sinh thái TOD về giao thông không thể chỉ dựa vào metro, mà cần tích hợp với các phương tiện khác như xe buýt, sân bay, cảng biển, đường sắt và giao thông đường thủy. Hệ thống xe buýt phủ rộng sẽ giúp tăng hiệu quả hoạt động của metro, bảo đảm tính kết nối đa phương tiện, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận hệ thống giao thông công cộng.
Ba yếu tố vàng để TOD “cất cánh”
Theo Tiến sĩ, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, để thực hiện được hệ sinh thái TOD giúp TP Hồ Chí Minh đạt mức tăng trưởng hai con số là thách thức rất lớn. Thành phố đặt mục tiêu đầy tham vọng là phát triển hàng trăm km đường sắt đô thị trong vòng một thập kỷ, trong khi tuyến Metro số 1 dài 20km đã mất gần hai thập kỷ để hoàn thành.
Để TOD thực sự “cất cánh", các chuyên gia cho rằng TP Hồ Chí Minh cần nắm vững 3 yếu tố "vàng", gồm: Cơ chế pháp lý đồng bộ, nguồn vốn đầu tư hiệu quả và nguồn nhân lực chất lượng cao.
![]() |
Tuyến metro số 1 khánh thành, mở lối cho tương lai phát triển đô thị TOD. |
Theo ông Nguyễn Quốc Hiển, Phó trưởng ban phụ trách Ban quản lý đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh (MAUR), một bài học quan trọng khác rút ra từ quá trình xây dựng Metro số 1 là vấn đề pháp lý. Dự án triển khai trong thời điểm hành lang pháp lý còn thiếu đồng bộ, dẫn đến nhiều hạng mục không có quy định cụ thể để áp dụng, gây ra tình trạng trì trệ do phải trình duyệt nhiều lần. Ông nhấn mạnh: “Đối với một loại hình giao thông công cộng mới như metro, cần phải có một hệ thống pháp lý mới, bài bản và rõ ràng”.
Thế nên, một khung pháp lý rõ ràng và đồng bộ là nền tảng quan trọng để triển khai TOD hiệu quả. Điều này bao gồm các quy định về giải phóng mặt bằng, đấu giá đất, quy hoạch kiến trúc, cũng như cơ chế hợp tác giữa các sở, ngành và chính sách thu hút đầu tư. Nếu không có nền tảng pháp lý vững chắc, tiến độ triển khai dự án có thể bị trì hoãn, gây lãng phí nguồn lực và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế.
Đồng thời, xây dựng hệ thống metro và các dự án TOD đòi hỏi nguồn vốn đầu tư khổng lồ. Tuy nhiên, TOD cũng có tiềm năng sinh lợi rất cao. Tiến sĩ, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn chia sẻ: “Để thu hút đầu tư, TP Hồ Chí Minh cần xây dựng kịch bản tài chính rõ ràng, chứng minh khả năng hoàn vốn và lợi ích kinh tế - xã hội từ dự án. Điều này sẽ tạo niềm tin cho các nhà đầu tư và bảo đảm tính bền vững của dự án”.
Bên cạnh việc thu hút các nhà đầu tư chiến lược, TP Hồ Chí Minh cũng cần chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao để vận hành và bảo trì hệ thống metro và các dự án TOD. Việc đào tạo nhân lực cần được triển khai ngay từ bây giờ, để đáp ứng nhu cầu khi hệ thống đi vào hoạt động. Điều này sẽ bảo đảm tính hiệu quả và bền vững của hệ thống giao thông công cộng.
Bài và ảnh: BẢO NGÂN
Tin mới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia
Sáng 19-5, kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương hoàn thành trung tâm để chào mừng, phục vụ Triển lãm thành tựu của đất nước dịp 80 năm Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945 / 19-8-2025) và Quốc khánh 2-9 (2-9-1945 / 2-9-2025). Cùng đi có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, TP Hà Nội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội
Sáng 19-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu, từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa, TP Hà Nội.
Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Sáng 19-5, Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu
Ngày 14/5/2025 Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt đối với Hộ kinh doanh Nguyễn Anh Minh, địa chỉ tổ dân phố Lai Sơn, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với số tiền 46 triệu đồng về các hành vi vi phạm Buôn bán hàng hóa (mỹ phẩm) giả mạo nhãn hiệu, Kinh doanh hàng hóa (mỹ phẩm) nhập lậu, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm vi phạm trị giá 47 triệu đồng.
Nghệ An: Xử phạt hộ kinh doanh về hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu
Ngày 15/5/2025, Đội QLTT số 5, Cục QLTT tỉnh Nghệ An xử phạt hành chính đối với Hộ kinh doanh NTN có địa chỉ tại xã Giang Sơn Tây, huyện Đô Lương với số tiền 6 triệu đồng đối với hành vi Buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu.
Chi cục QLTT tỉnh Lào Cai xử lý 54 vụ việc vi phạm trong “Thánh hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025”
Thực hiện công văn số 380/TTTN-NV ngày 15/4/2025 của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước về việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” và công tác hậu kiểm an toàn thực phẩm năm 2025; Kế hoạch số 160/KH-UBND ngày 28/3/2025 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” tỉnh Lào Cai năm 2025; Kế hoạch số 22/KH-SCT ngày 08/4/2025 của Sở Công Thương tỉnh Lào Cai về việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” ngành Công Thương năm 2025. Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Lào Cai đã xây dựng Kế hoạch chuyên đề triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai, với mục tiêu: