Chiếu chèo chiến sĩ 70 năm giữ lửa
Bảy mươi năm, nếu như đối với một đời người là kho báu kinh nghiệm và trí tuệ tích lũy, đối với Nhà hát Chèo Quân đội (tiền thân là Đội Văn công Tổng cục Cung cấp) là cả một hành trình rất đỗi vinh quang, tự hào, được bồi đắp từ mồ hôi, nước mắt, sự hy sinh, đam mê, nhiệt huyết và không ngừng đổi mới, sáng tạo của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ-nghệ sĩ.
Ngay từ ngày đầu mới thành lập, Đội Văn công Tổng cục Cung cấp đã nhanh chóng xây dựng các chương trình nhỏ với các tốp biểu diễn xung kích, kịp thời phục vụ các đơn vị và nhân dân các địa phương. Trong kháng chiến chống Mỹ, suốt dọc tuyến đường Trường Sơn lịch sử và trải khắp chiều dài đất nước, nơi nào có bộ đội và nhân dân là có dấu chân các diễn viên, tiếng hát chèo của Đoàn. Nhiều cán bộ, nghệ sĩ, diễn viên của Đoàn đã vĩnh viễn nằm lại trong khi làm nhiệm vụ trên tuyến đường Trường Sơn gian khổ, ác liệt.
Sau ngày giải phóng miền Nam, đất nước thống nhất, bước vào thời kỳ đổi mới, xuất hiện khuynh hướng thương mại hóa nghệ thuật, chi phối không nhỏ đến định hướng cũng như việc sáng tác và biểu diễn của không ít đơn vị nghệ thuật. Đoàn Chèo Tổng cục Hậu cần luôn vững vàng, kiên trì định hướng kế thừa và phát triển nghệ thuật chèo truyền thống. Hàng loạt vở diễn ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ca ngợi tư tưởng yêu nước, phê phán và lên án cái xấu, cái ác. Đơn vị đã nhanh chóng đổi mới cả nội dung và hình thức hoạt động nghệ thuật, tiếp tục khai thác đề tài lịch sử dân gian, đồng thời phát động tìm chọn, dàn dựng nhiều vở về đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng, thể hiện nổi bật hình tượng Bộ đội Cụ Hồ cả trong chiến đấu cũng như trong hòa bình.
![]() |
Cảnh trong vở chèo “Đại tướng Võ Nguyên Giáp”-công trình nghệ thuật của Nhà hát Chèo Quân đội chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Ảnh: CHÂU XUYÊN |
Trong suốt chặng đường 70 năm “giữ lửa”, hơn 100 vở diễn và nhiều chương trình nghệ thuật đã được dàn dựng bởi sự sáng tạo bền bỉ không ngừng của các thế hệ chiến sĩ-nghệ sĩ. Từ những bài ca, hoạt cảnh cho đến những vở chèo ngắn như: “Đâu có giặc là ta cứ đi”, “Đường ra biên giới”, “Hũ gạo chống Mỹ”, “Tiếng gọi non sông”, “Anh lái xe và cô chống lầy”, “Đường về trận địa”... đã cùng các nghệ sĩ vang lên khắp các mặt trận và được sự đón nhận của cán bộ, chiến sĩ trên đường hành quân. Nhiều vở diễn đã ra đời như: “Trần Quốc Toản ra quân”, “Người năm ấy”, “Đôi mắt”... đến những vở được dàn dựng công phu như: “Nguyễn Viết Xuân”, “Nhiếp chính Ỷ Lan”, “Lý Nhân Tông kế nghiệp”... Những vở diễn về đề tài dân gian, lịch sử, dã sử, chiến tranh cách mạng đã để lại dấu ấn trong lòng khán giả cả nước. Trong đó, dấu ấn vàng son trong trái tim người xem và trong lịch sử sân khấu Việt Nam là bộ ba vở chèo “Bài ca giữ nước”. Bộ ba vở chèo đã trở thành một tác phẩm giàu giá trị nghệ thuật, giá trị tư tưởng, tính chiến đấu và tính thời sự.
Để có sự thành công của tác phẩm không thể không nhắc tới vai trò quan trọng của tác giả, Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Tào Mạt. Những ai công tác tại thời điểm đó luôn tự hào về một quãng thời gian quý báu được làm việc cùng ông. Không kể đêm ngày, nắng mưa giá rét, ông và các học trò say mê tập luyện, cùng sáng tạo từng bài ca, làn điệu, từng lời thoại, từng điệu múa, rồi những mảng miếng... Những ký ức vô cùng ý nghĩa, quý giá về phương pháp sáng tạo đặc biệt ấy sẽ còn in sâu trong trái tim, khối óc của nhiều nghệ sĩ Nhà hát. NSND Tào Mạt đã cùng ê kíp nghệ sĩ của Nhà hát lúc bấy giờ làm trọn một nhiệm vụ thiêng liêng là cách tân chèo trên nền chèo cổ mà không làm đứt mạch truyền thống, tác động mạnh mẽ vào đời sống sân khấu và đời sống xã hội lúc bấy giờ. Tác phẩm là minh chứng sống động cho quá trình phấn đấu, trưởng thành với sự khẳng định: Tinh thần và ý chí người lính đã xây dựng nên đơn vị nghệ thuật chèo của Quân đội có một thế đứng vững vàng trong làng chèo.
Còn gì vinh quang hơn, tự hào hơn khi tinh thần “giữ lửa”, vững bước đi lên của các thế hệ chiến sĩ-nghệ sĩ được ghi nhận bằng nhiều danh hiệu, giải thưởng. Năm 2004, Đoàn Nghệ thuật Tổng cục Hậu cần vinh dự được tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân thời kỳ đổi mới; liên tiếp trong các cuộc thi, liên hoan, hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc, toàn quân tổ chức hàng chục năm qua đều có sự hiện diện, để lại dấu ấn và lên bục nhận giải thưởng cao nhất dành cho Nhà hát, các diễn viên và thành phần sáng tạo của Nhà hát. Năm 2024, chào mừng các ngày kỷ niệm lớn của đất nước và Quân đội, như: 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ; 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô; 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân; kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống, Nhà hát đã dàn dựng công trình nghệ thuật “Đại tướng Võ Nguyên Giáp”, công diễn 3 đêm liên tục tại Nhà hát Quân đội (Mai Dịch, Hà Nội), được giới làm nghề ghi nhận, đánh giá cao, đông đảo khán giả hưởng ứng, yêu thích.
Những danh hiệu, giải thưởng luôn đồng hành với tinh thần lao động, sáng tạo, cống hiến, hy sinh tận tụy hết mình của các thế hệ chiến sĩ-nghệ sĩ, được bộ đội và nhân dân mến mộ như: NSND Tào Mạt, NSND Đào Lê, NSND Ngọc Viễn, NSND Xuân Theo, NSND Nguyễn Quốc Trượng, NSND Tự Long, NSND Hạnh Nhân, NSND Minh Tiến, NSND Đình Óng, NSND Thùy Linh... cùng các Nghệ sĩ Ưu tú: Thế Phiệt, Đỗ Tùng, Thanh Hải, Xuân Dinh, Thu Hòa, Bảo Quý, Lâm Thanh, Quang Hảo, Ngọc Sơn,... Họ đã, đang và sẽ làm bừng sáng lên chiếu chèo chiến sĩ trong 70 năm lịch sử và những chặng đường tiếp theo.
Đại tá, đạo diễn, Nghệ sĩ Nhân dân NGUYỄN QUỐC TRƯỢNG, Giám đốc Nhà hát Chèo Quân đội
Tin mới
Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng
Chiều 20/5, dưới sự giám sát của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, các tổ công tác thuộc Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra nhiều cửa hàng thời trang có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng tại các tuyến phố du lịch trung tâm Thành phố.
Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.
Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận vừa tiến hành xác minh và tổ chức kiểm tra đột xuất cơ sở bán hàng online qua các kênh zalo, Facebook, phát hiện lượng lớn quần áo vi phạm.
Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương
Ngày 19/5/2025, Đội QLTT số 8, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh B.V.P có địa chỉ tại Khối 11, thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương với mức phạt tiền 10 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu.
Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Thực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 17/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 19/5/2025 của UBND tỉnh Lào Cai mở cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai và chỉ đạo của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai mở đợt cao điểm đấu tranh, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuốc, sữa, sản phẩm bảo vệ sức khoẻ giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2025.
Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ
Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình phối hợp cùng Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Ninh Bình kiểm tra và xử lý cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em có hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu và kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh
Trong thời gian từ ngày 14 đến 21/5/2025, Chi cục Điều tra chống buôn lậu (Cục Hải quan) phối hợp với Đội Kiểm soát chống buôn lậu số 1 và Hải quan khu vực VI liên tiếp phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Chi Ma (tỉnh Lạng Sơn).