• Click để copy

Chữ ký số từ xa: Giải pháp tiện lợi và đổi mới trong phương thức ký số

Dịch vụ ký số từ xa (Remote Signing) là một trong những bước tiến trong quá trình số hóa nền kinh tế, đem lại sự thuận lợi cho các giao dịch hành chính, thương mại của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp…

Chữ ký số từ xa: Giải pháp tiện lợi và đổi mới trong phương thức ký số
Dịch vụ ký số từ xa là một trong những bước tiến trong quá trình số hóa nền kinh tế

Chữ ký số từ xa (remote signature) là một loại chữ ký số kiểu mới sử dụng công nghệ đám mây (cloud-based) để ký số mà không cần sử dụng thêm bất kỳ thiết bị phần cứng nào. Giải pháp này đang trở thành xu hướng và được nhiều quốc gia phát triển áp dụng.

Chữ ký số từ xa còn được gọi với nhiều tên khác như: chữ ký số online, chữ ký số không dùng USB token, chữ ký số di động,…

Không phụ thuộc vào nhà mạng; Không phụ thuộc vào thiết bị; Dễ dàng tích hợp với các ứng dụng ký số - là 3 ưu điểm lớn nhất của chữ ký số từ xa.

Theo đó, sự khác biệt rõ nhất của ký số từ xa so với ký số thông thường là sử dụng công nghệ đám mây để ký số mà không cần dùng USB Token hay SIM với tốc độ ký nhanh hơn, ký được nhiều hơn mà vẫn đảm bảo an toàn và tính pháp lý.

Các doanh nghiệp/cá nhân có thể ký trực tiếp trên máy tính, điện thoại di động hoặc máy tính bảng thay vì chỉ thực hiện trên máy tính có USB token như hiện nay.

Nguyên lý hoạt động của chữ ký số từ xa được dựa trên cơ sở đáp ứng các tiêu chuẩn Châu Âu eIDAS (Bộ quy định về định danh số) và đáp ứng quy định theo Thông tư 16/2019/TT-BTTTT đối với ký số từ xa. Theo đó, người dùng chỉ có thể ký số trên thiết bị khi chứng minh danh tính và được xác thực bởi các nhà cung cấp chữ ký số được cấp phép.

Đơn vị cung cấp dịch vụ chữ ký số sẽ tạo và quản lý từ xa khóa bí mật theo sự ủy quyền của người dùng, thay vì lưu trên các thiết bị phần cứng (như USB Token, SIM, Card). Đồng thời, sẽ cấp cho người dùng chữ ký số từ xa một ID dựa trên số chứng thư số được xác thực.

Khi người dùng sử dụng ID và mã PIN (hoặc các phương thức xác thực nâng cao khác như smart OTP, sinh trắc học hoặc FID02) để yêu cầu ký số, phần mềm sẽ gửi thông báo xác minh quyền truy cập chữ ký số. Phần mềm sẽ xác nhận danh tính của người ký và xuất thông tin khóa bí mật cho phép ký số ngay trên thiết bị di động.

Như vậy, có thể thấy mô hình ký số từ xa có rất nhiều ưu điểm vượt trội, mang lại sự tiện lợi, hiệu quả và giá trị kinh tế tối đa cho người sử dụng. Tuy mô hình này không thể tránh khỏi một vài hạn chế nhưng người dùng có thể kiểm soát và khắc phục được trong quá trình sử dụng. Với những lợi thế này, giải pháp ký số từ xa ngày càng trở nên phổ biến và được áp dụng rộng rãi ở rất nhiều lĩnh vực như hành chính, kinh tế, dịch vụ mua sắm…

Theo các chuyên gia, khi dịch vụ công trực tuyến phát triển đến mức độ 3,4, chứng thực bản sao điện tử, định danh điện tử và căn cước công dân điện tử… đều sẽ yêu cầu chữ ký số. Đây sẽ là hình thức đảm bảo danh tính mức độ cao và là một trong những yếu tố hình thành công dân số. Sự ra đời của chữ ký số từ xa đem lại sự tiện lợi và đổi mới trong phương thức ký số hiện nay.

Từ tháng 7/2024 Trung tâm Phát triển thương mại điện tử (ECOMVIET), Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương chính thức triển khai dịch vụ Ký số từ xa (Remote Signing) cho doanh nghiệp thực hiện việc ký số cho các dịch vụ công ngành Công Thương quản lý. Với số lượng hơn 50 nghìn doanh nghiệp đang thực hiện khai báo dịch vụ công với Bộ Công Thương hiện nay thì giải pháp ký số từ xa do ECOMVIET triển khai sẽ góp phần hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện tốt hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn trong việc ký, gửi hồ sơ trực tuyến.

Nếu có bất kỳ vướng mắc về thủ tục đăng ký cấp dịch vụ, đề nghị doanh nghiệp gửi email tới địa chỉ dangkyca@ecomviet.vn hoặc liên hệ Hotline tại Hà Nội: (024) 62705538; (024) 22205513; tại TP. Hồ Chí Minh: (028) 39152880 để kịp thời được hỗ trợ chuyên sâu, nhanh chóng giải quyết các vấn đề liên quan đến ký số từ xa.

Tin mới

Tổng thống Burundi tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tổng thống Burundi tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, chiều 4-4, Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Burundi đã tới thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (thuộc 2 phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội).

Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan
Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan

Sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã có cuộc gặp làm việc với Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan - niềm tự hào không chỉ của Armenia mà còn của cả khu vực.

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 đến 6-4. Sáng 4-4, sau lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Évariste Ndayishimiye.

Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam
Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Trưa 4-4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31-3 đến ngày 4-4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.

Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình
Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình

Trong các ngày 31-3 và 3-4, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì kỳ họp.