Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang
Sáng 10-10, tại Hậu Giang, đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội cùng đoàn công tác Trung ương làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang.
Tham gia đoàn công tác có đồng chí Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó thủ tướng Chính phủ; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Tổng thư ký Quốc hội-Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách Lê Quang Mạnh, Trưởng ban Dân nguyện Dương Thanh Bình, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh và các đồng chí lãnh đạo, đại diện lãnh đạo các cơ quan, bộ, ngành Trung ương.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang. Ảnh: CHIẾN THẮNG |
Về phía địa phương có đồng chí Nghiêm Xuân Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy và lãnh đạo chủ chốt tỉnh Hậu Giang…
Tỉnh Hậu Giang có diện tích 1.622 km2, dân số khoảng 800 ngàn người; nằm ở vị trí trung tâm tiểu vùng Tây Nam sông Hậu. 48 năm qua kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Hậu Giang trải qua nhiều lần chia tách. 20 năm trước, Hậu Giang tách ra từ Cần Thơ, Hậu Giang là tỉnh thuần nông nghèo khó nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đến nay, Hậu Giang đang nổi lên là “điểm sáng” trong bức tranh kinh tế của cả nước, luôn tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung. Tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2021 đạt 3,28% (cao hơn cả nước 2,56%); năm 2022 đạt 13,94%, mức cao nhất kể từ khi thành lập tỉnh, đứng thứ tư cả nước (cao hơn cả nước 8,02%); 9 tháng đầu năm 2023, đạt 13,30%, vươn lên đứng đầu cả nước...
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. Ảnh: CHIẾN THẮNG |
Cùng với đó, môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh được cải thiện; cơ sở hạ tầng tiếp tục được quan tâm đầu tư. Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục được chú trọng. Quốc phòng - an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị có nhiều đổi mới thực chất, đạt kết quả tích cực.
Về việc thực hiện Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, tỉnh đã chủ động, nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ được giao. Trên địa bàn tỉnh đang triển khai 6 dự án thuộc nguồn vốn từ chương trình, với tổng mức đầu tư 10.300 tỷ đồng, kế hoạch năm 2023 là 1.707,478 tỷ đồng.
Tại cuộc làm việc, các đồng chí trong đoàn công tác và các đại biểu dự hội nghị đã phát biểu làm rõ những thành tựu, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh cũng như những mặt còn tồn tại, giải pháp khắc phục để tỉnh tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
Phát biểu tại cuộc làm việc, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đoàn công tác, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ biểu dương và chúc mừng những nỗ lực và thành tựu mà các cấp ủy Đảng, chính quyền, quân và dân Hậu Giang đạt được trong thời gian qua.
Quang cảnh cuộc làm việc. Ảnh: CHIẾN THẮNG |
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, quy mô nền kinh tế của Hậu Giang còn nhỏ, thu nhập bình quân đầu người thấp hơn cả nước, xuất phát điểm thấp, nên Hậu Giang cần tiếp tục duy trì, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng nhanh hơn, bền vững hơn, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu chung của cả nhiệm kỳ cũng như của cả nước; phấn đấu đạt mục tiêu đến 2030, Hậu Giang trở thành tỉnh có nền sản xuất công nghiệp khá, đến năm 2050 trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp và logistics của vùng đồng bằng sông Cửu Long, trở thành tỉnh có trình độ phát triển khá so với cả nước.
Cơ bản nhất trí với các ý kiến phát biểu tại cuộc làm việc và báo cáo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang lãnh đạo, chỉ đạo để sớm triển khai báo cáo nhanh kết quả Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII; khẩn trương hoàn thành việc trình phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, chủ động xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện hiệu quả, chất lượng. Coi trọng phát triển cả khu công nghiệp và cụm công nghiệp trong điều kiện quỹ đất đai phục vụ phát triển công nghiệp không còn nhiều, thu hút trên tinh thần lựa chọn rất kỹ lưỡng các nhà đầu tư sử dụng diện tích đất ít nhưng giá trị đầu tư cao. Phát huy lợi thế, sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, đồng thời liên kết để hình thành chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp chung của vùng. Nông nghiệp phải chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phát huy mô hình sáng kiến “đập thời vụ”.
Về giao thông, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhất trí rằng tỉnh cần thực hiện những dự án trọng điểm, nhưng cần lưu ý xây dựng các nút giao, đường gom để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.
Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái phát biểu. Ảnh: CHIẾN THẮNG |
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao phương châm của tỉnh đã xác định: “Một tâm (Phát triển huyện Châu Thành trở thành trung tâm phát triển về công nghiệp và đô thị của tỉnh trong trung và dài hạn), Hai tuyến (Tập trung khai thác phát triển theo 2 tuyến động lực là cao tốc Cần Thơ - Cà Mau kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh và tuyến Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng kết nối với các tỉnh Nam Sông Hậu), Ba thành (Ưu tiên phát triển nâng tầm các trung tâm đô thị: thành phố Vị Thanh, thành phố Ngã Bảy và thị xã Long Mỹ), Bốn trụ (Phát triển 4 trụ cột là công nghiệp hiện đại, nông nghiệp sinh thái, đô thị thông minh, du lịch chất lượng), Năm trọng tâm (Hoàn thiện thể chế, chính sách; phát triển nguồn nhân lực chất lượng phục vụ các lĩnh vực; cải cách hành chính - ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; hoàn thiện hạ tầng, chú trọng hạ tầng giao thông và công nghiệp; phát triển văn hoá - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân)”. Đồng thời tin tưởng với việc thực hiện tốt phương châm này, Hậu Giang ngày càng phát triển nhanh và bền vững hơn.
Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Nghiêm Xuân Thành phát biểu. Ảnh: CHIẾN THẮNG |
Với các kiến nghị của tỉnh, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Chính phủ, đại diện các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương có ý kiến trao đổi; Văn phòng Quốc hội tổng hợp các đề xuất, kiến nghị để gửi tới các cơ quan liên quan nghiên cứu, xem xét, giải quyết theo thẩm quyền. Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội sẽ đôn đốc và giám sát quá trình triển khai thực hiện. Đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ khẩn trương xem xét, quyết định theo thẩm quyền.
* Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chứng kiến Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam trao tượng trưng 5 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng 100 căn nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ đặc biệt khó khăn bức xúc về nhà ở trên địa bàn tỉnh.
CHIẾN THẮNG
Tin mới
Ngăn chặn tình trạng lừa đảo qua không gian mạng - Bài 2: Hiểm họa từ AI
Lừa đảo trực tuyến đang trở nên tinh vi hơn khi tội phạm mạng sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Đã có nhiều người dùng mạng xã hội bị các đối tượng lừa đảo bằng những hình ảnh, video được tạo từ Deepfake, Deepvoice-là những công nghệ ứng dụng AI để tạo hình ảnh, video âm thanh giả mạo giống như thật khiến người dùng khó phân biệt...
Ngăn chặn tình trạng lừa đảo qua không gian mạng-Bài 1: Muôn kiểu lừa đảo
LTS: Thời gian qua, tình hình tội phạm lợi dụng không gian mạng, sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản tiếp tục diễn biến phức tạp. Các đối tượng liên tục thay đổi "kịch bản", thủ đoạn ngày càng tinh vi, hoạt động có tổ chức, gây thiệt hại lớn về tài sản, đồng thời tạo bất ổn, bức xúc trong dư luận nhân dân. Đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này là nhiệm vụ đang đặt ra cấp thiết.
Khắc họa hình tượng Bộ đội Cụ Hồ qua tranh cổ động
Sau 4 tháng tổ chức phát động (từ ngày 29-3 đến 30-7-2024), Ban tổ chức Cuộc vận động sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân nhận được 1.394 tác phẩm của 728 tác giả trong cả nước tham gia.
Luôn giương cao cờ Tổ quốc
Vở kịch nói “Vì Tổ quốc” do hai tác giả được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật là Đào Hồng Cẩm và Xuân Đức viết chung, lấy bối cảnh mặt trận Vĩnh Linh (Quảng Trị) năm 1967, được đạo diễn, Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Nguyễn Tiến Dũng dàn dựng truyền cảm hứng tới người xem về tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc.
Khai mạc Liên hoan sân khấu TP Hồ Chí Minh lần thứ I, năm 2024
Tối 12-11, tại Nhà hát TP Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Hội Sân khấu TP Hồ Chí Minh tổ chức Lễ khai mạc Liên hoan sân khấu TP Hồ Chí Minh lần I, năm 2024.
Tiếp nhận tác phẩm hội họa của Vua Hàm Nghi
Sáng 12-11, tại Hà Nội, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức lễ tiếp nhận tác phẩm hội họa của Vua Hàm Nghi: “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)”.