• Click để copy

Chuyển đổi xe xăng sang xe điện: Tính toán phương án hỗ trợ người dân

Giới chuyên môn nhận định, hành động của quốc gia về khắc phục ô nhiễm môi trường và quản lý chất lượng môi trường không khí nói chung và Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường nói riêng là một quyết tâm rất cao của Chính phủ. Đi kèm với việc đẩy mạnh tuyên truyền, việc tính toán phương án hỗ trợ người dân cần được đặc biệt lưu ý.

Thực tế cho thấy, tình trạng ô nhiễm môi trường ở một số nơi còn rất nghiêm trọng, nhất là ô nhiễm môi trường không khí tại các đô thị lớn, ô nhiễm môi trường nước tại các địa bàn tập trung đông dân cư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, làng nghề... Riêng địa bàn thành phố Hà Nội, mức độ ô nhiễm môi trường không khí tại một số thời điểm trong năm thuộc nhóm cao trên thế giới, các thông số môi trường nước các sông ở nội thành vượt giới hạn cho phép nhiều năm liên tục.

Từ thực tế trên, ngày 12-7-2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường trong đó có đề cập UBND thành phố Hà Nội thực hiện các giải pháp, biện pháp để các tổ chức, cá nhân chuyển đổi phương tiện, lộ trình đến ngày 1-7-2026 không có xe mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong Vành đai 1; từ ngày 1-1-2028 không có xe mô tô, xe gắn máy, hạn chế xe ô tô cá nhân sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong đường Vành đai 1, Vành đai 2; từ năm 2030 tiếp tục mở rộng thực hiện trong đường Vành đai 3.

Chuyển đổi xe xăng sang xe điện: Tính toán phương án hỗ trợ người dân
 Ảnh minh họa: TTXVN

Liên quan đến vấn đề này, Tiến sĩ Hoàng Văn Thức, Cục trưởng Cục Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cho rằng, việc khắc phục ô nhiễm và quản lý chất lượng môi trường trong giai đoạn hiện nay là vấn đề cấp bách và rất quan trọng. Kết quả theo dõi, giám sát chất lượng môi trường không khí tại các đô thị lớn, các vùng kinh tế trọng điểm trong nhiều năm qua cho thấy, mức độ ô nhiễm có chiều hướng gia tăng. Tại các đô thị lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, vào các tháng cuối năm (sau tháng 10 trở đi), số ngày mà nồng độ PM2.5 đã vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 05:20023/BTNMT).

Riêng thành phố Hà Nội, nồng độ PM2.5 trung bình năm vào khoảng 47ug/m3 (vượt ngưỡng QCVN 05:20023/BTNMT cho phép là 25ug/m3). Ngoài ra, theo thống kê của Cục Môi trường, từ tháng 10 đến tháng 12-2024, Hà Nội đã xảy ra 4 đợt ô nhiễm không khí kéo dài. Có những ngày, chỉ số ô nhiễm môi trường ở mức “rất xấu”, nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe người dân và cộng đồng.

Ông Hoàng Văn Thức cho hay, có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm không khí trong đó nguyên nhân cơ bản là từ hoạt động giao thông vận tải bao gồm cả bụi đường do phương tiện tham gia giao thông cuốn lên và khí thải từ số lượng lớn hóa thạch, đáng lưu ý là có nhiều phương tiện cũ không đảm bảo tiêu chuẩn khí thải, niên hạn để lưu thông trong thành phố.

Theo số liệu kiểm kê phát thải PM2.5, tại khu vực Hà Nội từ khí thải phương tiện giao thông vận tải đường bộ chiếm khoảng 15% và từ bụi đường khoảng 23%.

Theo ông Thức, Việt Nam cần tham chiếu vấn đề này từ thực tế của Trung Quốc, “Để giành lại “Bầu trời xanh” tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc đã thực hiện việc giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, chuyển sang năng lượng sạch để kiểm soát khí thải từ sản xuất điện và sưởi ấm. Giải pháp này đã thành công nhờ sự quyết liệt từ Trung ương, kết hợp đầu tư lớn và hỗ trợ tài chính trực tiếp cho doanh nghiệp, hộ gia đình, giảm phát thải từ nguồn tĩnh nhiều nhất, đặc biệt hiệu quả trong mùa đông khi ô nhiễm tăng cao do sưởi ấm. Cùng với đó, giảm phát thải từ phương tiện cơ giới, tối ưu hóa hệ thống giao thông đô thị. Giải pháp này hiệu quả trong kiểm soát nguồn thải động, đặc biệt tại khu vực đông đúc, nhưng cần duy trì các cơ chế, chính sách trong dài hạn”, ông Hoàng Văn Thức nêu ví dụ.

Về giải pháp đối với việc giảm thiểu ô nhiễm từ các phương tiện, ông Hoàng Văn Thức cho rằng, cần kiểm soát khí thải phương tiện giao thông theo hướng 100% phương tiện tham gia giao thông (ô tô, xe mô tô, xe gắn máy) tại khu vực Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh được quản lý, kiểm soát về khí thải và từng bước chuyển đổi sang sử dụng năng lượng sạch, năng lượng xanh, thân thiện môi trường, đồng thời phát triển giao thông công cộng và hạ tầng theo hướng 100% xe bus tại Hà Nội sử dụng điện, năng lượng xanh vào năm 2030; các tỉnh, thành phố khác đạt mục tiêu tối thiểu theo Quyết định số 876/QĐ-TTg ngày 22-7-2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho rằng, thành phố Hà Nội cần hỗ trợ chuyển đổi xanh trong giao thông. Việc chuyển đổi xe xăng sang xe điện cần phải được ưu đãi về giá cả, nâng cao tiện ích về hạ tầng trạm sạc, đồng nghĩa với việc đẩy mạnh hạ tầng cấp điện tương ứng với kịch bản phát triển phương tiện giao thông xanh. Thực hiện tốt vấn đề trên sẽ góp phần giảm thiểu khí thải, bảo vệ môi trường.

Giao thông xanh đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế xanh của đất nước, đồng thời là giải pháp nền tảng để hướng tới mục tiêu cân bằng phát thải vào năm 2050. Đây cũng là nhu cầu bức thiết và xu hướng của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Giao thông vận tải là lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế nhưng cũng đang là nguyên nhân lớn trong phát thải, gây ô nhiễm môi trường, chiếm khoảng 20% tổng phát thải quốc gia, phát triển giao thông xanh sẽ góp phần hạn chế lượng khí thải gây ô nhiễm không khí...

TTXVN

Tin mới

Chính phủ giao Bộ Tài chính chỉ đạo lực lượng hải quan, thuế xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế, gian lận thuế
Chính phủ giao Bộ Tài chính chỉ đạo lực lượng hải quan, thuế xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế, gian lận thuế

Bộ Tài chính chỉ đạo lực lượng hải quan, thuế, các đơn vị chức năng phối hợp chặt chẽ với các lực lượng liên quan để phát hiện, xử lý kịp thời các cá nhân, doanh nghiệp buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế, gian lận thuế; kiểm soát chặt chẽ hàng hóa nhập khẩu, không để hàng giả, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, kém chất lượng vào Việt Nam, hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài.

Bổ sung các quy định kiểm soát hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy vào trong Luật
Bổ sung các quy định kiểm soát hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy vào trong Luật

Trong Tờ trình số 350/TTr-BCA ngày 10/7/2025 của Bộ Công an gửi Chinh phủ về dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi), Bộ Công an đề xuất nhiều quy định liên quan đến kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy nhằm kiểm soát chặt chẽ và tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển kinh tế.

Gạo Séng Cù Mường Lò: Vị ngọt núi rừng, tầm nhìn kết nối chuỗi cung ứng số
Gạo Séng Cù Mường Lò: Vị ngọt núi rừng, tầm nhìn kết nối chuỗi cung ứng số

Trong lòng thung lũng Mường Lò, nơi những thửa ruộng bậc thang uốn lượn như dải lụa mềm mại, hạt gạo Séng Cù từ lâu đã trở thành biểu tượng của sự trù phú và tinh túy. Đây không chỉ là lương thực hàng ngày mà còn là di sản văn hóa, là kết quả của sự giao hòa giữa đất trời và bàn tay cần mẫn của bà con dân tộc Thái. Được vinh danh là sản phẩm OCOP, gạo Séng Cù Mường Lò giờ đây mang trong mình một sứ mệnh mới: không chỉ nuôi dưỡng cuộc sống mà còn trở thành cầu nối vững chắc, đưa giá trị của vùng cao đến với thị trường toàn cầu thông qua những phương thức hiện đại.

Mật Ong Rừng Nậm Khắt: Bí mật vàng từ đại ngàn và khát vọng xuất khẩu bền vững
Mật Ong Rừng Nậm Khắt: Bí mật vàng từ đại ngàn và khát vọng xuất khẩu bền vững

Ẩn sâu trong những tán rừng già Nậm Khắt, nơi địa hình hiểm trở và hệ sinh thái vẫn còn vẹn nguyên, tồn tại một báu vật mà thiên nhiên ban tặng và bàn tay đồng bào Mông, Dao đã cẩn trọng gìn giữ: Mật Ong Rừng Nậm Khắt. Đây không chỉ là một sản phẩm OCOP được công nhận, mà nó còn là biểu tượng của sự hòa hợp giữa con người và tự nhiên, mang theo những giá trị vượt xa một giọt mật đơn thuần. Giờ đây, khi thế giới ngày càng chú trọng đến lối sống xanh và các sản phẩm tự nhiên, mật ong Nậm Khắt đứng trước cơ hội độc đáo để không chỉ nuôi dưỡng sinh kế cho bà con mà còn định vị mình như một yếu tố quan trọng trong xu hướng sức khỏe toàn cầu, với khát vọng xuất khẩu bền vững.

Phát hiện hơn 13 tấn chân gà ngâm hóa chất tại Thanh Hóa
Phát hiện hơn 13 tấn chân gà ngâm hóa chất tại Thanh Hóa

Lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa vừa phát hiện hơn 13 tấn chân gà đông lạnh đang được tẩy trắng bằng hóa chất INTEROX ST 50 (H2O2) tại một kho lạnh ở phường Sầm Sơn.

Nga tái khẳng định lập trường sau tuyên bố mới của Mỹ liên quan đến Ukraine
Nga tái khẳng định lập trường sau tuyên bố mới của Mỹ liên quan đến Ukraine

Trước tuyên bố mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump về thời hạn 50 ngày để giải quyết xung đột Ukraine, các quan chức Nga đồng loạt khẳng định động thái này sẽ không ảnh hưởng đến lập trường của Moscow và thậm chí có thể gây bất lợi cho chính Mỹ.