Cơ hội quan trọng cho sự phát triển của ngành AI và bán dẫn tại Việt Nam
Sáng 12-3, tại Hà Nội, Hội nghị Quốc tế về Trí tuệ nhân tạo và Bán dẫn (AISC) 2025 được tổ chức bởi Aitomactic, Hoa Kỳ và Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) chính thức khai mạc.
AISC là sự kiện quốc tế quan trọng về sự kết hợp giữa trí tuệ nhân tạo (AI) và bán dẫn, mang đến cơ hội tiếp cận những thông tin mới nhất, kết nối kinh doanh xuyên biên giới và khẳng định vai trò của Việt Nam trong chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo toàn cầu.
Ông Vũ Quốc Huy, Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) phát biểu khai mạc sự kiện. |
Lần đầu tiên, hơn 1.000 lãnh đạo, chuyên gia với sự góp mặt của các tên tuổi lớn như: Google, NVIDIA, IBM, Meta, Intel, TSMC, Samsung, MediaTek, Tokyo Electron, Panasonic, Qorvo, Marvell và các tập đoàn công nghệ từ Silicon Valley (Hoa Kỳ) quy tụ tại AISC 2025, khẳng định vị thế Việt Nam trong ngành AI và bán dẫn toàn cầu.
Phát biểu khai mạc, ông Vũ Quốc Huy, Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia nhấn mạnh: Hội nghị Quốc tế về trí tuệ nhân tạo và bán dẫn là diễn đàn trao đổi học thuật, cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong cuộc đua công nghệ khu vực. Sự kiện này sẽ giúp doanh nghiệp trong nước định hướng chiến lược phát triển, nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo và thúc đẩy ngành công nghệ cao phát triển bền vững.
Ông Vũ Quốc Huy cũng cho biết, Việt Nam là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất Đông Nam Á, được hưởng lợi từ vị trí chiến lược, lực lượng lao động lành nghề và cơ sở hạ tầng hiện đại. Song song với đó là sự hỗ trợ của Chính phủ và môi trường đầu tư cởi mở. Những yếu tố trên định vị Việt Nam là một trung tâm mới nổi cho các tập đoàn công nghệ toàn cầu.
![]() |
AISC 2025 khẳng định sức hút của Việt Nam như một điểm đến chiến lược trong lĩnh vực công nghệ cao. |
Phát biểu tại lễ khai mạc, TS Christopher Nguyễn, nhà sáng lập Công ty Aitomatic chia sẻ: "AISC 2025 khẳng định sức hút của Việt Nam như một điểm đến chiến lược trong lĩnh vực công nghệ cao. Những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy phát triển AI và ngành bán dẫn đang cho thấy hướng đi đúng đắn, phù hợp với xu thế dịch chuyển của chuỗi giá trị công nghệ toàn cầu".
Theo TS Christopher Nguyễn, sự kết hợp giữa tầm nhìn quốc gia và nhu cầu đầu tư quốc tế của các nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… tạo nên sức hút lớn cho AISC năm nay, mở ra nhiều cơ hội quan trọng cho sự phát triển của ngành AI và bán dẫn tại Việt Nam.
Tại Hội nghị AISC, SemiKong – mô hình AI mã nguồn mở - cũng được giới thiệu đến cộng đồng công nghệ Việt Nam. Mô hình tiên phong này giúp tối ưu hóa sản xuất chip, là sự hợp tác giữa Aitomatic (Hoa Kỳ), Tokyo Electron (Nhật Bản) và FPT Software (Việt Nam). SemiKong ra đời trong bối cảnh nhu cầu về các nền tảng AI mã nguồn mở ngày càng gia tăng, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao tốc độ, độ chính xác và năng suất cho các lĩnh vực sản xuất công nghệ cao. Việc công bố nền tảng này tại Việt Nam đánh dấu bước tiến quan trọng trong khả năng làm chủ công nghệ của doanh nghiệp trong nước, mở ra cơ hội để Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị sản xuất bán dẫn toàn cầu.
![]() |
Các đại biểu tập trung thảo luận về các xu hướng công nghệ mới trong lĩnh vực AI và bán dẫn. |
Hội nghị AISC 2025, cũng tập trung thảo luận về các xu hướng công nghệ mới trong lĩnh vực AI và bán dẫn, bao gồm cách mạng hóa thiết kế và sản xuất chip, tiềm năng của kiến trúc bán dẫn tiên tiến và chính sách chiến lược tăng cường hợp tác toàn cầu…
Chương trình Hội nghị AISC 2025 sẽ diễn ra từ ngày 12 tới ngày 16-3 tại Hà Nội và Đà Nẵng với các hoạt động chính gồm: Các phiên Hội thảo chuyên đề về “Cuộc cách mạng công nghệ bán dẫn - trí tuệ nhân tạo tại Silicon Valley” và “Sự hội tụ của bán dẫn và trí tuệ nhân tạo: Yếu tố đột phá tạo ra chu kỳ cơ hội mới”; triển lãm, kết nối đầu tư, kinh doanh…
Đáng chú ý, Diễn đàn chính sách “Việt Nam chủ động phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên mới” sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 14-3, dự kiến Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Diễn đàn.
VŨ DUNG
Tin mới
Phát hiện, ngăn chặn 1.500 kg chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/05/2025 về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; căn cứ chỉ đạo của lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn, Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn và Chi cục Quản lý thị trường.
Cao Bằng: Kiểm tra, thu giữ gần 1,4 tấn nguyên liệu thuốc lá không rõ nguồn gốc xuất xứ
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng vừa phối hợp Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh; Đội Kiểm soát Hải quan, Chi cục Hải quan Khu vực VI; Công an xã Tri Phương, huyện Trùng Khánh thu giữ gần 1,4 tấn nguyên liệu thuốc lá không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Xử phạt 18 triệu đồng đối với hộ kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ và nhập lậu
Ngày 20/5, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2, Chi cục QLTT tỉnh Ninh Bình vừa tiến hành kiểm tra tại Hộ kinh doanh Đinh Văn Cương (Tổ dân phố Ghềnh, phường Yên Bình, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình).
Phát hiện, tiêu hủy 1 tấn chả chay không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Chi cục QLTT tỉnh Phú Yên vừa ban hành quyết định xử phạt ông V.Đ.T với số tiền 17.000.000 đồng và buộc tiêu hủy 1.000 kg thực phẩm là chả chay không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tỷ phú Elon Musk lên kế hoạch rút lui khỏi chính trường Mỹ
Ngày 20-5, tỷ phú Elon Musk cho biết ông sẽ tiếp tục đảm nhiệm vai trò Giám đốc điều hành của Tesla trong ít nhất 5 năm tới, đồng thời có kế hoạch cắt giảm chi tiêu cho các hoạt động chính trị nhằm xoa dịu mối lo ngại của một số nhà đầu tư về tương lai của nhà sản xuất xe điện có giá trị nhất thế giới.
Mỹ công bố kế hoạch phòng thủ tên lửa có tổng kinh phí 175 tỷ USD
Ngày 20-5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa "Vòm Vàng" (Golden Dome), với tổng kinh phí lên tới 175 tỷ USD, dự kiến sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động trước khi kết thúc nhiệm kỳ của ông.