Công nghệ là chuyện của lớp trẻ?
Nghị quyết số 57-NQ/TW về “Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia” đã mở ra một chương mới trong hành trình phát triển đất nước.
Trong các chỉ đạo quan trọng, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: "Cán bộ, đảng viên phải gương mẫu đi đầu trong học tập, nghiên cứu, làm chủ khoa học công nghệ và chuyển đổi số". Đây là kim chỉ nam để đội ngũ cán bộ các cấp biến chủ trương thành hành động, đưa Việt Nam vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên 4.0.
Tuy nhiên, không ít người vẫn giữ quan niệm lạc hậu rằng “công nghệ là chuyện của lớp trẻ”, tạo rào cản cho tinh thần chung của đội ngũ cán bộ, công chức trong việc hiện thực hóa Nghị quyết số 57. Quan điểm này cần được phê phán, để khẳng định trách nhiệm chung của mỗi người trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
![]() |
Ở những nơi cán bộ chủ động học tập, làm chủ công nghệ, hiệu quả công việc tăng rõ rệt. Ảnh minh họa: VN-Zoom |
Trước hết, cho rằng công nghệ chỉ là “chuyện của lớp trẻ” là một cách hiểu sai lệch, làm suy giảm vai trò tiên phong của đội ngũ cán bộ trong thực hiện Nghị quyết số 57. Nghị quyết xác định, khoa học công nghệ và chuyển đổi số là động lực cốt lõi để hiện đại hóa đất nước, từ quản trị quốc gia, phát triển kinh tế đến nâng cao chất lượng sống của nhân dân.
Trong bối cảnh đó, cán bộ - những người giữ trọng trách lãnh đạo, quản lý ở mọi lĩnh vực - không thể đứng ngoài cuộc. Một lãnh đạo địa phương không nắm được cách ứng dụng dữ liệu số để quy hoạch, một cán bộ quản lý không hiểu công nghệ trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa công việc, sẽ khó lòng đưa ra quyết sách hiệu quả. Nếu đội ngũ cán bộ đẩy trách nhiệm cho “lớp trẻ”, ai sẽ là người định hướng, dẫn dắt xã hội vượt qua thách thức của thời đại công nghệ?
Thực tế cho thấy, ở những nơi cán bộ chủ động học tập, làm chủ công nghệ, hiệu quả công việc tăng rõ rệt, tạo động lực cho cả hệ thống.
Thứ hai, quan niệm này phản ánh sự né tránh trách nhiệm, đi ngược lại tinh thần gương mẫu mà Tổng Bí thư Tô Lâm kêu gọi. Nghị quyết số 57 đặt mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam phải thuộc nhóm dẫn đầu Đông Nam Á về năng lực cạnh tranh số, đồng thời đến năm 2045, kinh tế số chiếm ít nhất 50% GDP. Để đạt được điều đó, đội ngũ cán bộ phải là lực lượng nòng cốt, lan tỏa tinh thần đổi mới sáng tạo đến toàn dân. Kinh nghiệm truyền thống là nền tảng quý giá, nhưng nếu không kết hợp với công nghệ hiện đại, sẽ trở nên lạc hậu, không đủ sức giải quyết những vấn đề phức tạp của thời đại. Một cán bộ từ chối học hỏi vì cho rằng công nghệ “không phải việc của mình” không chỉ tự làm suy giảm năng lực, mà còn khiến đội ngũ mất đi sự đồng bộ, ảnh hưởng đến niềm tin của quần chúng.
Thực tế, quan niệm “công nghệ là chuyện của lớp trẻ” vẫn tồn tại trong không ít cán bộ. Có người viện dẫn tuổi tác, cho rằng mình không còn đủ nhanh nhạy để tiếp thu cái mới. Có người lại ỷ lại, nghĩ rằng đã có thế hệ trẻ đảm nhận. Đây là biểu hiện của sự trì trệ, thiếu ý chí phấn đấu, trái với phẩm chất của người cán bộ cách mạng. Trong thời đại mà công nghệ thay đổi từng ngày, thái độ này không chỉ làm chậm quá trình chuyển đổi số, mà còn đẩy đất nước vào nguy cơ tụt hậu - điều mà Nghị quyết số 57 kiên quyết ngăn chặn. Nếu mỗi cán bộ đều giữ tư duy ấy, làm sao chúng ta có thể thực hiện khát vọng đưa Việt Nam sánh vai các cường quốc như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
Để xóa bỏ quan niệm sai lầm này, đội ngũ cán bộ cần nhận thức rằng, học tập, làm chủ công nghệ là nhiệm vụ chung, không phân biệt tuổi tác hay vị trí. Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định: Gương mẫu đi đầu là bản lĩnh và trách nhiệm của mỗi cán bộ. Các cơ quan cần đẩy mạnh tuyên truyền, tổ chức các chương trình đào tạo kỹ năng số, khuyến khích tự học, tự nghiên cứu. Đồng thời, cần phê bình nghiêm khắc những trường hợp né tránh, khen thưởng xứng đáng những tấm gương tiên phong, để tạo động lực chung cho toàn đội ngũ.
Nghị quyết số 57-NQ/TW là ngọn lửa soi đường, và định hướng chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm là tiếng gọi khơi dậy tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ. Công nghệ không phải là “chuyện của lớp trẻ”, mà là sứ mệnh của tất cả, là chìa khóa để mỗi cán bộ góp phần xây dựng đất nước hùng cường. Chỉ khi dẹp bỏ tư tưởng lạc hậu, đội ngũ cán bộ mới có thể đồng lòng, đồng sức, biến khát vọng của Đảng và nhân dân thành hiện thực trong kỷ nguyên số.
TIẾN ĐẠT
Tin mới
Quảng Bình: Đấu tranh thành công chuyên án, thu giữ 12kg cần sa khô
Ngày 16-4, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Bình thông tin, đơn vị đã phối hợp với các lực lượng liên quan đấu tranh triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép ma túy từ nước ngoài vào Việt Nam.
Cơ sở y tế cấp quận, huyện, phường, xã sắp xếp như thế nào sau sáp nhập?
Bộ trưởng Bộ Y tế vừa ký công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc hướng dẫn định hướng, sắp xếp, tổ chức lại cơ sở y tế tại đơn vị hành chính các cấp, thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ 4
Chiều 16-4, Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4 khai mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ khai mạc.
Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt 100 điển hình tiêu biểu Chương trình Việc tử tế
Chiều 16-4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã gặp mặt thân mật 100 đại biểu đại diện cho các điển hình tiêu biểu trong Chương trình Việc tử tế của Đài Truyền hình Việt Nam.
Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng: Xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền các cấp gần dân, sát dân, quản trị hiện đại
Sáng 16-4, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng truyền đạt chuyên đề “Về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; sửa đổi, bổ sung các quy định thi hành Điều lệ Đảng; Chỉ thị sửa đổi Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 14-6-2024 và Kết luận số 118-KL/TW, ngày 18-1-2025 của Bộ Chính trị khóa XIII về đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030”.
Chi cục QLTT tỉnh Lạng Sơn họp triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 45/KH-BCĐ ngày 26/3/2025 của Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Lạng Sơn, triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025; Kế hoạch số 41/KH-SCT ngày 31/3/2025 của Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn Kế hoạch thực hiện “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025 thuộc lĩnh vực ngành Công thương quản lý. Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn xây dựng kế hoạch số 160/KH-QLTT ngày 8/4/2025 về triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025.