• Click để copy

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh đồng hành cùng thế hệ hôm nay

Ngày 27-11-2014, tại Thủ đô Paris của Cộng hòa Pháp, Ủy ban Liên chính phủ của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) theo Công ước năm 2003 đã đồng thuận với số phiếu 24/24 công nhận dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được ghi vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Đã 10 năm trôi qua, Tỉnh ủy, UBND cùng ngành văn hóa, thể thao và du lịch hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đã tiến hành khá nhiều công việc nhằm bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại trên quê hương. Năm 2015, UBND hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đều ban hành Chương trình hành động quốc gia về “Bảo vệ và phát huy giá trị dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh”. UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt đề án “Bảo vệ và phát huy di sản dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh ở tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025”. Đáng quan tâm là hoạt động tổ chức Liên hoan dân ca ví, giặm xứ Nghệ lần thứ nhất vào năm 2012, sau đó hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đã tổ chức 5 kỳ liên hoan, festival vào các năm 2014, 2016, 2018, 2023 và 2024.

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh đồng hành cùng thế hệ hôm nay
Các nghệ nhân của tỉnh Hà Tĩnh biểu diễn dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh và ca trù tại Liên hoan các di sản văn hóa được UNESCO ghi danh, tổ chức tháng 4-2023. 

Hoạt động tư liệu hóa dân ca ví giặm được chú trọng và có hiệu quả tốt. Hai tỉnh tổ chức tuyển tập, biên tập những cuốn sách dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh gồm các ca khúc, tổ khúc dân ca ví, giặm lời cổ, mới làm tư liệu nghiên cứu; sưu tầm các làn điệu dân ca để xây dựng thành đĩa CD. Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục về dân ca ví, giặm trên các trang website, Youtube, Facebook... phối hợp xây dựng phóng sự, phim tài liệu, phát hành đĩa CD, VCD ca nhạc về dân ca ví, giặm. Công tác nghiên cứu khoa học được chú trọng và có hiệu quả với đề tài: Nghiên cứu, định hướng phương thức truyền dạy và phổ cập dân ca Nghệ Tĩnh trong trường học và các sinh hoạt văn hóa lễ hội do tác giả Hồ Việt Anh làm chủ nhiệm và đề tài Nghiên cứu ứng dụng một số loại hình diễn xướng dân gian đặc sắc nhất ở Hà Tĩnh nhằm phục vụ phát triển du lịch do tác giả Phan Thư Hiền làm chủ nhiệm.

Tỉnh Nghệ An cũng chú trọng công tác này qua tổ chức những tọa đàm, hội thảo khoa học. Các câu lạc bộ dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh ở hai tỉnh rất phát triển. Đến nay, tỉnh Nghệ An có 140 câu lạc bộ dân ca ví, giặm tại 21 huyện, thành, thị với gần 3.000 hội viên đủ các ngành nghề và độ tuổi khác nhau cùng tham gia sinh hoạt. Đặc biệt tại các huyện miền núi như: Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong của tỉnh Nghệ An, ngoài các đặc trưng văn hóa của dân tộc thiểu số cũng đã thành lập được các câu lạc bộ dân ca ví, giặm. Ở ngoại tỉnh cũng đã có các câu lạc bộ ví, giặm Hà Nội và câu lạc bộ ví, giặm Nghệ Tĩnh phía Nam. Đến năm 2024, toàn tỉnh Hà Tĩnh đã có 209 câu lạc bộ với gần 3.000 hội viên đủ các độ tuổi, ngành nghề thường xuyên hát, trình diễn dân ca ví giặm. Số lượng các câu lạc bộ dân ca ví, giặm chứng tỏ không gian văn hóa, không gian trình diễn của dân ca ví, giặm đã mở rộng.

Vấn đề đặt ra với công tác bảo tồn, phát huy giá trị của dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh với tư cách một di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại mà UNESCO đã ghi danh trong Danh mục theo Công ước năm 2003 phải giải quyết những vấn đề gì. Làm sao để dân ca ví, giặm đồng hành và cùng thế hệ hôm nay bước tới tương lai? Làm thế nào để các di sản thế giới, di sản văn hóa đại diện của nhân loại mà UNESCO đã ghi danh là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quê hương Nghệ An, Hà Tĩnh, ít nhất là phát triển du lịch? Năm 2013, Chính phủ Việt Nam đã cam kết thực hiện khá nhiều công việc trong Báo cáo khoa học mà Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký nộp cho UNESCO để vinh danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh.

Nhìn lại, hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đã thực hiện nhiều công việc lớn, có hiệu quả trong 10 năm qua. Tuy nhiên, ngẫm lại vẫn thấy một số vấn đề phải quan tâm giải quyết. Bối cảnh hiện tại khác bối cảnh 10 năm trước. Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập ngày càng sâu rộng với quốc tế và cùng các quốc gia bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa, cả vật thể lẫn phi vật thể mà UNESCO đã ghi danh những năm qua, phải được đặt trong bối cảnh mới này.

Đầu tiên là vấn đề khai thác tiềm năng kinh tế của di sản văn hóa, cả vật thể lẫn phi vật thể mà UNESCO ghi danh, trong đó có dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh. Công việc mà nhiều người hay nghĩ đến và thực hiện là gắn kết dân ca ví, giặm với du lịch, đưa khách du lịch đến các câu lạc bộ nghe, xem các nghệ nhân trình diễn dân ca ví, giặm. Nhưng không phải các câu lạc bộ ví, giặm đều thuận tiện trong việc kết nối với tour, tuyến du lịch, không phải làng nào cũng có khả năng hấp dẫn khách du lịch, trở thành điểm đến của các công ty lữ hành du lịch. Với khách du lịch nước ngoài, công việc quan trọng là làm sao để khách nghe, xem và hiểu được giá trị của di sản văn hóa phi vật thể độc đáo này. Dịch lời ca, thuyết minh của các nghệ nhân ví, giặm lại là vấn đề không nhỏ. Vai trò của cộng đồng trong việc thu hút khách du lịch, nhất là khách du lịch nước ngoài rất quan trọng, vấn đề xuất hiện ở đây là lợi ích của cộng đồng được xem xét, giải quyết như thế nào? Quan hệ giữa các du khách và đơn vị du lịch cũng như nghệ nhân và các câu lạc bộ ví, giặm phải được đặt ra và giải quyết khoa học. Chúng ta không thể duy ý chí trong việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể mà không suy nghĩ tới lợi ích của cộng đồng, của nghệ nhân, của các câu lạc bộ dân ca ví, giặm. Gắn kết, sử dụng các thành tựu của công nghệ thông tin để chuyển các tài sản văn hóa thành tài sản du lịch để phục vụ du khách là cơ hội, nhưng cũng là thách thức cho các câu lạc bộ dân ca ví, giặm cả hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Cần làm tốt hơn cả về số lượng và chất lượng việc đưa các câu lạc bộ dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh đi trình diễn ở nước ngoài, ở những nước có đông người Việt Nam sinh sống, mặc dù những năm qua công việc này đã thực hiện tốt.

Đồng thời, trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công việc xây dựng các data bank (ngân hàng dữ liệu) dân ca ví, giặm không thể không đặt ra. Với các loại sản phẩm chính của các data bank: Bản text, phim video, ảnh tĩnh, ảnh động, băng ghi âm và các sản phẩm khác, công việc số hóa, rõ ràng phải đặt ra. Chỉ riêng việc số hóa các công trình sưu tầm, nghiên cứu các bài ca ví, giặm đã được các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, âm nhạc dân tộc học ở Nghệ An, Hà Tĩnh công bố cả trăm năm qua rất cần được lưu trữ, được tái bản để đưa vào data bank dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh. Chưa kể, rất nhiều nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú của các làng, các câu lạc bộ dân ca ví, giặm cần được ghi hình, ghi âm các tác phẩm của họ khi trình diễn, khi truyền dạy. Trong số các nghệ nhân, số lượng nghệ nhân cao tuổi không phải là ít, nên không thực hiện công việc này một cách khẩn trương, có hiệu quả thì nhiều vấn đề xuất hiện trong bảo tồn phát huy giá trị của dân ca ví, giặm, với tư cách một di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại không dễ giải quyết.  

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh đồng hành cùng thế hệ hôm nay
Hát ví, giặm luôn được người dân xứ Nghệ lan tỏa trong đời sống văn hóa tinh thần. Ảnh: THANH TÙNG

Một vấn đề đặt ra là truyền dạy di sản cho lớp người kế cận, nhất là thế hệ trẻ. Truyền dạy dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh cho thế hệ trẻ Nghệ An, Hà Tĩnh, những năm qua, hai tỉnh đã thực hiện khá nhiều và thực sự có hiệu quả. Làm sao để thế hệ trẻ ý thức được giá trị mang tầm nhân loại của dân ca ví, giặm mà thế hệ trẻ tiếp nối và phát huy một cách tự nhiên, coi như bản sắc của quê hương. Vai trò của các nghệ nhân, quả thực rất to lớn nhưng tạo ra không gian văn hóa ví, giặm cho thế hệ trẻ tiếp nhận, làm việc mới là yêu cầu không thể không đặt ra.

Mười năm (2014-2024) là một chặng đường mà Tỉnh ủy, UBND, cùng ngành văn hóa, thể thao và du lịch hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đã thực hiện được nhiều công việc, làm tốt các việc đặt ra trong báo cáo khoa học quốc gia mà Chính phủ đã cam kết với UNESCO, bảo tồn và phát huy giá trị của một di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Khép lại một chặng đường, nhưng cũng mở ra một chặng đường với cơ hội và cả thách thức để dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh đồng hành và cùng thế hệ hôm nay bước vào tương lai, để loại hình di sản văn hóa độc đáo này trường tồn, lan tỏa đến mọi nơi ở trong nước và ngoài nước.

GS, TS Nguyễn Chí Bền (nguyên Trưởng ban xây dựng hồ sơ dân ca ví, giặm trình UNESCO)

Tin mới

Tổng cục Hậu cần tiếp đón Đoàn cán bộ hậu cần các lực lượng vũ trang Belarus
Tổng cục Hậu cần tiếp đón Đoàn cán bộ hậu cần các lực lượng vũ trang Belarus

Sáng 27-11, tại Hà Nội, Tổng cục Hậu cần tiếp đón Đoàn cán bộ hậu cần các lực lượng vũ trang Belarus do Thiếu tướng Mosolop Alexander Vyacheslavovich, Phó cục trưởng thứ nhất Cục Hậu cần, Tham mưu trưởng Hậu cần các lực lượng vũ trang Belarus thăm và làm việc tại Việt Nam. Thiếu tướng Phạm Mạnh Cường, Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần chủ trì tiếp đón và làm việc.

Trang trọng lễ giỗ lần thứ 95 cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Trang trọng lễ giỗ lần thứ 95 cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Ngày 27-11, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức lễ giỗ lần thứ 95 cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc (thành phố Cao Lãnh).

Đến năm 2030, ít nhất 50% số xã, phường, thị trấn không ma túy
Đến năm 2030, ít nhất 50% số xã, phường, thị trấn không ma túy

Chiều 27-11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống ma túy đến năm 2030.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế hỗ trợ gia đình bị sạt lở đất khắc phục hậu quả
Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế hỗ trợ gia đình bị sạt lở đất khắc phục hậu quả

Ngày 27-11, Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt, Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế, đã huy động cán bộ, chiến sĩ phối hợp với Đoàn kinh tế Quốc phòng 92 và chính quyền địa phương xã Lâm Đớt, huyện A Lưới hỗ trợ gia đình ông Trần Văn Khưa khắc phục hậu quả sạt lở đất.

Nền công nghiệp hóa chất chuyển đổi mạnh mẽ
Nền công nghiệp hóa chất chuyển đổi mạnh mẽ

Ngày 27-11, tại TP Hồ Chí Minh diễn ra lễ khai mạc Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Hóa chất lần thứ 19-VINACHEM EXPO 2024.

Người trẻ mùa chạy việc cuối năm: Đa nhiệm, áp lực nhưng vẫn tận hưởng cuộc sống
Người trẻ mùa chạy việc cuối năm: Đa nhiệm, áp lực nhưng vẫn tận hưởng cuộc sống

Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều người trẻ quan tâm.