Đặt lợi ích học sinh lên hàng đầu
So với quy định trước đây, Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT (Thông tư 29) của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) quy định về dạy thêm, học thêm, ban hành ngày 30-12-2024, chính thức có hiệu lực từ ngày 14-2-2025 với nhiều điểm mới, thu hút sự quan tâm đặc biệt của xã hội. Tuy vẫn còn những ý kiến trái chiều nhưng hầu hết đều cho rằng, việc thực hiện nghiêm các quy định về dạy thêm, học thêm là điều cần thiết để làm trong sạch môi trường giáo dục, vì lợi ích của học sinh và bảo vệ hình ảnh tôn nghiêm của nhà giáo.
Dư luận xã hội cơ bản ủng hộ Thông tư 29
Quan điểm của Thông tư 29 là hướng tới các trường không có học thêm, dạy thêm. Thay vào đó, sau giờ học các môn học theo chương trình, học sinh có thời gian, không gian để tham gia các hoạt động vui chơi, thể thao, mỹ thuật, âm nhạc...
Việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường không được thu tiền của học sinh và chỉ dành cho 3 đối tượng là những đối tượng thuộc trách nhiệm của nhà trường: Học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kỳ liền kề ở mức chưa đạt; học sinh được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi và học sinh lớp cuối cấp tự nguyện đăng ký ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Trước khi Thông tư 29 có hiệu lực, ghi nhận tại các trường phổ thông trên địa bàn TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hưng Yên, Bắc Ninh, Quảng Ninh... đã đồng loạt dừng dạy thêm, dạy học tăng cường trong nhà trường.
Sau khi các cơ sở giáo dục và giáo viên thông báo dừng dạy thêm theo quy định của Thông tư 29, nhiều phụ huynh “thở phào” vì con mình có thể chấm dứt những ngày tháng học thêm nối dài sau các ngày, giờ học chính khóa. Nhận tin cô giáo chủ nhiệm dừng dạy thêm, chị Trần Huyền (chung cư Handico, phường Vĩnh Tuy, TP Hà Nội) phấn khởi nói: “Nhà tôi có 2 con, một đang học tiểu học và một còn đang đi mẫu giáo. Anh em không có thời gian chơi với nhau vì bạn học tiểu học đi học ở trường cả ngày, tối học ở nhà cô, cuối tuần lại đến trung tâm học tiếng Anh. Con vất vả, bố mẹ nhiều khi cũng tranh cãi vì phải sắp xếp thời gian vừa đưa đón con đến lớp học thêm, dạy con học, lại vừa chăm sóc cho con nhỏ. Chúng tôi không kỳ vọng con tài giỏi, nhưng cố cho con đi học thêm vì sợ làm mất lòng cô giáo”.
![]() |
Giờ học của học sinh Trường THCS Ba Đình (quận Ba Đình, TP Hà Nội). |
Trước khi Thông tư 29 có hiệu lực, chị Nguyễn Di Yên, phụ trách một trung tâm ngoại ngữ, tin học tại TP Hồ Chí Minh, lo lắng khi trung tâm có một số giáo viên có học sinh tại trường họ đang công tác, giảng dạy. “Học sinh rất thích học những giáo viên này, nhưng nếu tiếp tục dạy thì liệu có vi phạm quy định của Thông tư 29 không? Rất may, những thắc mắc của chúng tôi đã được các cơ quan chức năng kịp thời lý giải cụ thể”, chị Di Yên nói.
Tuy vậy, vẫn có một số phụ huynh, học sinh băn khoăn với những quy định của Thông tư 29. Khi nhận thông báo nhà trường tạm dừng tổ chức hoạt động bồi dưỡng văn hóa, chị Hoài Phương, phụ huynh có con đang theo học lớp 7 tại Trường THCS Hồng Hà (Đan Phượng, Hà Nội), cho biết chưa thể sắp xếp việc học của con trong thời gian sắp tới vì nếu muốn học thêm, con phải ra trung tâm với mức học phí cao hơn nhiều. Ngoài ra, với lứa học sinh sắp thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, nhu cầu ôn luyện để thi cử còn cao hơn. Nhiều phụ huynh, học sinh lo lắng khi nhà trường tạm dừng bồi dưỡng cho học sinh cuối cấp để chờ điều chỉnh.
Hướng tới một nền giáo dục lành mạnh, nhân văn
Trước những băn khoăn của một bộ phận phụ huynh, học sinh, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng lý giải: "Giáo viên được hưởng lương từ ngân sách và sử dụng cơ sở vật chất của Nhà nước để giảng dạy, giáo dục học sinh, do đó, việc thu tiền dạy thêm trong trường là không hợp lý. Quan điểm của Bộ GD-ĐT không phải là cấm dạy thêm, học thêm mà là cần có quy định rõ ràng để quản lý tốt hoạt động này. Giữa việc học sinh tự nguyện học thêm và bị ép buộc có ranh giới rất mong manh. Hiện tại chưa thể có giải pháp hoàn hảo đáp ứng đầy đủ mọi đối tượng nên trước mắt, Bộ GD-ĐT quy định giáo viên không được dạy thêm cho chính học sinh mà mình trực tiếp giảng dạy trên lớp. Giáo viên cần tập trung hết tinh thần trách nhiệm, phương pháp giảng dạy và tâm huyết để bảo đảm chất lượng giờ học chính khóa. Trong khi đó, học sinh vẫn có quyền lựa chọn giáo viên khác để học thêm theo đúng quy định".
Thầy Hà Đình Lực (Mê Linh, Hà Nội) đánh giá: “Khách quan mà nói thì Thông tư 29 có nhiều điểm tích cực. Đối với học sinh là được giảm việc học thêm các thầy cô trong trường. Khi trẻ đã học cả ngày ở trường rồi thì đa số đã nắm được kiến thức cơ bản, không nhất thiết phải học thêm. Do đó, các con có thêm thời gian nghỉ ngơi, vui chơi. Đối với giáo viên thì việc không được dạy thêm học sinh ở trường sẽ tạo động lực cải thiện trình độ và kỹ năng sư phạm để thu hút học sinh bên ngoài đăng ký. Đối với phụ huynh, họ được chủ động lựa chọn thầy cô học thêm dựa vào trình độ của con và nhu cầu của gia đình chứ không chịu sức ép vô hình nào đó”.
Ủng hộ động thái quyết liệt của Bộ GD-ĐT trong việc chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan, cô giáo Ngô Thị Thu Hương (Trường THCS Lê Lợi, TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên) cho rằng, việc dừng học thêm không ảnh hưởng nhiều tới chất lượng học trên lớp của học sinh ở bất kỳ môn học nào. Bởi Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đánh giá dựa trên năng lực và phẩm chất của học sinh, đề thi không lấy từ sách giáo khoa mà đòi hỏi học sinh có khả năng tư duy, buộc học sinh phải có khả năng tự học, tìm kiếm kiến thức, biến kiến thức thành năng lực riêng, vì thế, việc dạy để học sinh nắm được bản chất của bài học đòi hỏi giáo viên phải tìm tòi, phá vỡ lối mòn trong giảng dạy và biết cách trân trọng những ý tưởng, suy nghĩ, lập luận của học sinh. Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cũng đã trao quyền cho các nhà trường xây dựng kế hoạch dạy và học phù hợp với năng lực của giáo viên và học sinh.
“Thông tư 29 chính là sự bảo vệ quyền lợi cho học sinh và nhà giáo, hướng tới một nền giáo dục tốt đẹp và vì lợi ích lâu dài của đất nước. Thông tư 29 yêu cầu quản lý để việc dạy thêm, học thêm không diễn ra tràn lan. Việc dạy thêm, học thêm được cấp phép cũng đồng nghĩa với hoạt động này được pháp luật bảo vệ, nhân cách của người thầy được bảo đảm. Khi hoạt động dạy thêm được công khai, minh bạch và dựa trên sự lựa chọn của phụ huynh và học sinh thì nhà giáo cũng tự tin trong việc tăng thêm thu nhập từ năng lực của mình. Là nghề nghiệp được xã hội tôn trọng nên việc tham gia nghĩa vụ đóng thuế từ nguồn thu nhập thêm chính đáng cũng là một việc nên làm, thể hiện trách nhiệm công dân của nhà giáo, góp phần xây dựng đất nước”, cô giáo Ngô Thị Thu Hương bày tỏ.
Bài và ảnh: THÚY LOAN
Tin mới
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công, khánh thành đồng loạt 80 công trình, dự án trọng điểm trong cả nước
Sáng 19-4, tại điểm cầu trung tâm Nhà ga T3, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, TP Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ khởi công, khánh thành đồng loạt 80 công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn trong cả nước chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975/30-4-2025).
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố triển khai thí điểm nhận diện sinh trắc học tại Cảng hàng không Tân Sơn Nhất
Sáng 19-4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kiểm tra vận hành Nhà ga T3, Cảng hàng không Tân Sơn Nhất; dự Lễ công bố và thực hiện nghi thức triển khai thí điểm giải pháp ứng dụng định danh, xác thực điện tử và nhận diện sinh trắc học phục vụ thủ tục lên tàu bay - công trình quan trọng khánh thành nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 / 30-4-2025).
Khách quốc tế trầm trồ thưởng thức di sản Phở Việt
Festival Phở năm 2025 khai mạc tối 18-4, tại Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, nhằm quảng bá món phở nổi tiếng của người Việt đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thu hút đông đảo người dân và du khách quốc tế.
Đã bắt được Bùi Đình Khánh - đối tượng bị truy nã sau khi bắn tử vong một cán bộ Công an ở Quảng Ninh
Thông tin từ Công an tỉnh Quảng Ninh, sau một thời gian ngắn phát lệnh truy nã, đến khoảng 22 giờ ngày 18-4, đối tượng bị truy nã Bùi Đình Khánh (31 tuổi) trú tại phường Giếng Đáy, thành phố Hạ Long đã sa lưới khi đang lẩn trốn tại khu vực đường tránh, địa phận phố Lễ Môn, phường Đông Hải, thành phố Thanh Hóa. tỉnh Thanh Hóa.
Từ 1-7, thời hạn sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của quân nhân, công an tối đa là bao nhiêu tháng?
Từ 1-7-2025, thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Quân đội; Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân phát hành có giá trị sử dụng tối đa là bao lâu khi Nghị định số 74/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điều của Nghị định số 70/2015/NĐ-CP ngày 1-9-2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu sẽ có hiệu lực?
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phát động phong trào thi đua học tập tấm gương dũng cảm của liệt sĩ Nguyễn Đăng Khải
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ban hành Công điện số 45/CĐ-TTg về vụ án đối tượng mua bán trái phép chất ma túy tấn công lực lượng thi hành công vụ tại tỉnh Quảng Ninh.