• Click để copy

Đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

Phó thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Chỉ thị số 43/CT-TTg ngày 4-12-2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn và một số ngành công nghệ số cốt lõi.

Chỉ thị nêu rõ, thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển công nghệ cao và ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam, ngày 21-9-2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1018/QĐ-TTg ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 và Quyết định số 1017/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050".

Để đẩy mạnh việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nhằm tạo đột phá trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp bán dẫn và các ngành công nghệ số cốt lõi như: Trí tuệ nhân tạo (AI), Điện toán đám mây (Cloud Computing), Internet vạn vật (IoT), Dữ liệu lớn (Big data), Chuỗi khối (Blockchain) cho phát triển đất nước trong bối cảnh phát triển nhanh, mạnh mẽ của khoa học công nghệ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tích cực tổ chức triển khai Chiến lược và Chương trình nêu trên.

Đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn
Tăng cường hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ gắn với đào tạo nhân lực trình độ cao/Ảnh minh họa/qdnd.vn 

Ban hành chuẩn chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương xây dựng và ban hành chuẩn chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn (hoàn thành trong quý I-2025); rà soát, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách miễn, giảm học phí, cấp học bổng đối với người học các chuyên ngành đào tạo liên quan đến các ngành công nghiệp bán dẫn, công nghệ số cốt lõi trong và ngoài nước (hoàn thành trong quý IV-2025). 

Đồng thời, nghiên cứu, đề xuất và tổ chức triển khai mô hình liên kết đào tạo nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn và các ngành công nghệ số cốt lõi giữa Nhà nước, nhà trường, doanh nghiệp.

Khẩn trương hoàn thiện trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt các đề án, chương trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển hệ thống trung tâm đào tạo xuất sắc và tài năng về công nghệ 4.0.

Tạo môi trường thuận lợi để đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trao đổi chuyên gia, giảng viên chuyên môn trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn, công nghệ số cốt lõi ở các cơ sở giáo dục đại học.

Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng hướng dẫn triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh truyền thông về vai trò, tầm quan trọng của việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ các ngành công nghiệp bán dẫn, công nghệ số cốt lõi. 

Dự báo nhu cầu nhân lực phục vụ phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và các ngành công nghệ số cốt lõi đến năm 2030 làm cơ sở cho việc đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học (hoàn thành trong quý IV-2025). 

Xây dựng nền tảng, công cụ dùng chung phục vụ đào tạo chuyên gia thiết kế, phát triển chip bán dẫn (hoàn thành trong quý IV-2025).

Tạo điều kiện cho các dự án khởi nghiệp công nghệ có tiềm năng phát triển trong ngành công nghiệp bán dẫn, công nghệ số cốt lõi.

Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng hướng dẫn triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học, các viện nghiên cứu có đào tạo tiến sĩ về các ngành công nghiệp bán dẫn, công nghệ số cốt lõi (hoàn thành trong quý I-2025).

Tăng cường hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ gắn với đào tạo nhân lực trình độ cao để hình thành và phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh, tạo điều kiện cho các nhóm nghiên cứu trẻ và các dự án khởi nghiệp công nghệ có tiềm năng phát triển trong các ngành công nghiệp bán dẫn, công nghệ số cốt lõi.

Ưu tiên bố trí các chương trình, nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển sản phẩm vi mạch bán dẫn, công nghệ số cốt lõi gắn với đào tạo nhân lực tại các cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu, trung tâm đổi mới sáng tạo và doanh nghiệp.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương thực hiện lựa chọn các dự án ưu tiên đầu tư các phòng thí nghiệm bán dẫn phục vụ đào tạo, nghiên cứu theo giai đoạn phù hợp với nhu cầu của thị trường theo quy định của pháp luật. Nghiên cứu, đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù về ưu đãi đầu tư, huy động nguồn lực, sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản công, cơ chế dùng chung phòng thí nghiệm, thu hút nhân tài, chuyên gia, giảng viên để phát triển nhân lực các ngành công nghiệp bán dẫn, công nghệ số cốt lõi.  

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường hợp tác chặt chẽ trong mối quan hệ giữa Nhà nước, nhà trường, trung tâm đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo, phát triển nguôn nhân lực, đặc biệt cho các ngành công nghiệp bán dẫn, công nghệ số cốt lõi. 

Chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc nghiên cứu thành lập các đơn vị chuyên môn chuyên biệt (trường, khoa, bộ môn...) để ưu tiên tập trung đào tạo và nghiên cứu về vi mạch bán dẫn và các công nghệ số cốt lõi (trong quý IV-2024).

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dự báo nhu cầu nhân lực phục vụ phát triển các ngành công nghiệp bán dẫn, công nghệ số cốt lõi trên địa bàn và xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể đến năm 2030 để phát triển nguồn nhân lực phù hợp với điều kiện của địa phương.  

Đẩy mạnh các giải pháp nhằm huy động, đa dạng hóa nguồn lực cho phát triển nguồn nhân lực các ngành công nghiệp bán dẫn, công nghệ số cốt lõi; bố trí nguồn lực tài chính phù hợp cho các chương trình đào tạo và nghiên cứu phục vụ phát triển nhân lực các ngành công nghiệp bán dẫn, công nghệ số cốt lõi của ngành và địa phương.

Tạo môi trường thuận lợi trong việc hợp tác đào tạo, nghiên cứu, trao đổi và chuyển giao các công nghệ trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn, công nghệ số cốt lõi giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trên địa bàn và trong cả nước. 

NGỌC ANH

Tin mới

Hà Nội: Bảo đảm an ninh cho rước cúp vô địch ASEAN Cup 2024
Hà Nội: Bảo đảm an ninh cho rước cúp vô địch ASEAN Cup 2024

Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an TP Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị chức năng đảm bảo an ninh trật tự trên các tuyến đường, chuẩn bị đón đội tuyển Việt Nam từ sân bay Nội Bài về Văn phòng Chính phủ.

Ninh Bình: Tai nạn giao thông nghiêm trọng, nhiều người bị thương
Ninh Bình: Tai nạn giao thông nghiêm trọng, nhiều người bị thương

Sáng 6-1, chiếc xe khách giường nằm lưu thông trên cao tốc Bắc - Nam, hướng Ninh Bình - Hà Nội, bất ngờ va vào đuôi xe đầu kéo. Vụ va chạm đã khiến nhiều người bị thương.

Cử tri quan tâm tới quy định xử lý nghiêm vi phạm về trật tự, an toàn giao thông
Cử tri quan tâm tới quy định xử lý nghiêm vi phạm về trật tự, an toàn giao thông

Sáng 6-1, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 12-2024. Ý kiến tại phiên họp cho thấy, cử tri rất quan tâm tới việc xử lý nghiêm vi phạm về trật tự, an toàn giao thông.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, làm việc tại Quân đoàn 34 và Binh đoàn 15
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, làm việc tại Quân đoàn 34 và Binh đoàn 15

Chiều 6-1, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dẫn đầu đoàn công tác Trung ương đến thăm, làm việc tại Quân đoàn 34 và Binh đoàn 15.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó tổng thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó tổng thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi

Ngày 6-1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Amandeep Singh Gill, Phó tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi, đồng thời là Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ, đang thăm, làm việc tại Việt Nam.

Phát hiện, tạm giữ hàng nghìn sản phẩm mỹ phẩm nhập lậu và giả mạo nhãn hiệu
Phát hiện, tạm giữ hàng nghìn sản phẩm mỹ phẩm nhập lậu và giả mạo nhãn hiệu

Kiểm tra đột xuất cửa hàng kinh doanh hàng hoá là mỹ phẩm các loại trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng; Đội QLTT số 3, Cục QLTT thành phố Đà Nẵng tạm giữ gần 3.300 đơn vị sản phẩm là mỹ phẩm các loại nhập lậu và hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, có trị giá hơn 40 triệu đồng.