Đẩy mạnh phát triển du lịch gắn liền nông thôn mới ở Thạch Thất
Với tiềm năng, lợi thế lớn về nông nghiệp, làng nghề, văn hóa, lịch sử và môi trường sinh thái cùng sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp, các ngành, huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã đẩy mạnh phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp đa giá trị và phát triển bền vững.
Nhà lưu niệm Bác Hồ, nơi Bác đã từng sống và làm việc 19 ngày đêm (xã Cần Kiệm, Thạch Thất, Hà Nội).
Tiềm năng và lợi thế thuận lợi để phát triển du lịch nông nghiệp
Huyện Thạch Thất triển khai thực hiện kế hoạch số 73/KH-UBND ngày 04/3/2022 của UBND Thành phố về phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025. Đây được coi là dấu mốc quan trọng để du lịch nông nghiệp, nông thôn Thủ đô thay đổi, tạo ra sản phẩm đặc trưng thu hút du khách, góp phần xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Theo đó, huyện Thạch Thất cũng đã có buổi làm việc với Đoàn khảo sát của Sở Du lịch Hà Nội về xây dựng mô hình thí điểm du lịch nông nghiệp.
Ông Nguyễn Văn Chí - chuyên viên phòng Văn Hóa Và Thể Thao huyện Thạch Thất chia sẻ, hiện huyện có trên 50 làng nghề, trong đó có nhiều làng nghề truyền thống, nổi tiếng sản xuất ra những sản phẩm, món ăn tạo thành đặc sản của Thạch Thất - xứ Đoài như: Chè Lam Thạch Xá, Chè Kho Đại Đồng, làng mộc ở Chàng Sơn, làng dệt Hữu Bằng, mây tre giang đan Bình Phú, cơ kim khí Phùng Xá, làng nghề điêu khắc đá ong ở Bình Yên... đã tạo nên vật liệu xây dựng độc đáo cho các công trình kiến trúc lịch sử - văn hóa đặc sắc của vùng xứ Đoài.
Thạch Thất còn lưu giữ và bảo tồn nhiều di tích lich sử văn hóa, toàn huyện hơn 200 di tích, tiêu biểu như: Nhà lưu niệm Bác Hồ, nơi Bác đã từng sống và làm việc 19 ngày đêm (từ ngày 13/1 đến ngày 2/2/1947); cùng với đó, ngôi chùa nổi tiếng của Việt Nam di tích chùa Tây Phương được xếp hạng cấp Quốc gia, không chỉ có lịch sử cổ nhất nước ta, ngôi chùa còn có kiểu dáng kiến trúc độc đáo, đặc biệt Bộ tượng Phật giáo thời Tây Sơn (34 pho tượng) được Nhà nước công nhận là Bảo vật Quốc gia. Ngoài ra, nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống được huyện lưu giữ và khôi phục truyền thống múa rối nước giật dây Chàng Sơn, Bình Phú, Thạch Xá; chèo Canh Nậu, Đại đồng; nghệ thuật cồng chiêng đặc sắc của người Mường ở Thạch Thất.
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Văn Chí cho biết, dựa theo quyết định số 2475/QĐ-UBND ban hành ngày 15/7/2022 và quyết định số 1352/QĐ-UBND ban hành ngày 22/4/2022, Di tích đặc biệt Quốc gia Chùa Tây Phương và Khu sinh thái Hoàng Long đã được UBND thành phố Hà Nội công nhận là điểm đến du lịch của thành phố Hà Nội.
Di tích chùa Tây Phương được xếp hạng cấp Quốc gia, có 34 pho tượng thời Tây Sơn được Nhà nước công nhận là Bảo vật Quốc gia ( xã Thạch Xá, Thạch Thất, Hà Nội).
Thời gian qua, UBND huyện Thạch Thất cũng đã chỉ đạo ngành chức năng tổ chức kiểm tra rà soát, đánh giá, lựa chọn phát triển một số mô hình điểm về du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và liên kết các điểm đến du lịch trên địa bàn huyện để xây dựng các tour, tuyến du lịch thăm quan như: Di tích chùa Tây Phương - Nhà lưu niệm Bác Hồ - Tượng đài Núi Nứa - Khu du lịch sinh thái Hoàng Long; tuyến thăm quan và mua sắm sản phẩm làng nghề tại các xã: Bình Phú - Chàng Sơn - Thạch Xá - Canh Nậu - Dị Nậu, Đại Đồng… các sản phẩm mây tre giang đan, chuồn chuồn tre, chè lam Thạch Xá, chè kho Đại Đồng...
Huyện Thạch Thất còn có hàng trăm trang trại, khu sinh thái và các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao xuất hiện phục vụ nhu cầu khám phá, trải nghiệm du lịch nông nghiệp, kết nối cùng các làng nghề, làng cổ tạo thành các điểm đến hấp dẫn tại khu vực ngoại thành. Bắt đầu với Dự án mô hình du lịch trang trại Hoa Viên được triển khai tại xóm Dục xã Yên Bình, có quy mô diện tích 60 héc ta, sản xuất 600 tấn rau hữu cơ, dự kiến đón 100 nghìn lượt khách thăm quan mỗi năm góp phần gia tăng sự đa dạng sinh học của thực vật, động vật và các vi sinh vật khác trong trang trại. Giữ gìn nguồn đất, nguồn nước, bảo vệ môi trường, phát triển nông nghiệp một cách bền vững bằng phương thức canh tác hữu cơ.
Bên cạnh đó, với việc xây dựng sản phẩm OCOP gắn với du lịch, đến nay, huyện đã có 142 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, Thạch Thất là một trong những địa phương dẫn đầu Thành phố Hà Nội về số lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP. Với tiềm năng và những kết quả đã đạt được, huyện Thạch Thất có cơ sở để thực hiện, hoàn thành mục tiêu có thêm 30 sản phẩm được xếp hạng OCOP, đánh giá phân hạng từ 3-4 sao vào năm 2022.
Những khó khăn cần tháo gỡ trong phát triển du lịch nông nghiệp
Thời gian qua, được sự chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, UBND huyện, cùng với sự nỗ lực của các tầng lớp nhân dân, tình hình kinh tế, xã hội huyện Thạch Thất từng bước phát triển vượt bậc. Đặc biệt, công tác xây dựng nông thôn mới được huyện rất chú trọng quyết tâm và sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực của người dân đã góp phần làm diện mạo của huyện ngày càng khởi sắc. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện huyện Thạch Thất còn những khó khăn, hạn chế trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thời gian qua.
Khu sinh thái Hoàng Long đã được UBND thành phố Hà Nội công nhận là điểm đến du lịch của thành phố Hà Nội.
Ông Hoàng Chí Lượng - Trưởng phòng Kinh tế huyện Thạch Thất cho biết: “Hiện nay, sự kết nối giữa các trang trại và các điểm du lịch là một khoảng cách tương đối lớn do vậy việc thực hiện các tour kết nối với nhau cũng vẫn còn hạn chế. Song song với đó, đội ngũ hướng dẫn viên lúc đầu thực hiện kế hoạch còn bỡ ngỡ, cần có những lớp đào tạo chuyên sâu và trực tiếp là các chủ trang trại ở các mô hình này, vì đây sẽ là lực lượng giới thiệu được các đặc điểm những sản phẩm của quê hương tới với khách du lịch đến thăm quan’’.
Theo ông Hoàng Chí Lượng, khó khăn lớn nhất, khi thực hiện kế hoạch này đó chính là cơ chế và chính sách: ‘’Hiện nay một số các mô hình trang trại có kết hợp với đất thổ cư nhưng cũng có nhiều mô hình kết hợp với đất nông nghiệp. Do đó, cần có những cơ chế xây dựng các nhà màng, nhà lưới, nhà kính hoặc xây dựng các điểm vui chơi cho trẻ em trong nhà, hội trường tổ chức hội thảo, khu ăn nghỉ cho khách du lịch nghỉ trưa hay qua đêm,… đây là những khó khăn trong phát triển du lịch nông thôn tại huyện Thạch Thất do vướng cơ chế, chính sách về mặt đất đai’’.
Qua đó, với mô hình phát triển du lịch nông thôn, huyện Thạch Thất mong muốn TP. Hà Nội sẽ có những hướng dẫn cụ thể hơn nữa để tháo gỡ những vướng mắc cơ chế chính sách về mặt đất đai đối với đặc thù kế hoạch phát triển mô hình thí điểm của thành phố trong phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn; du lịch cộng đồng; làng du lịch thông minh; du lịch làng nghề để tiếp tục phát huy và đạt những kết quả tích cực trong phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới./.
Thùy Dương - Tuệ Anh
Tin mới
Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam phát hiện, bắt giữ 1 phương tiện vận chuyển trái phép khoảng 75.000 lít dầu DO trên biển
Theo tin từ Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Cục Nghiệp vụ và Pháp luật, vừa phát hiện, bắt giữ 1 phương tiện vận chuyển khoảng 75.000 lít dầu DO trên biển, không hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa.
Tạm giữ trên 25 tấn vải may mặc do Trung Quốc sản xuất
Đội QLTT số 2,Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh vừa phối hợp với Phòng Thanh tra - Pháp chế, Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp, Công an huyện Yên Phong kiểm tra Điểm tập kết hàng hóa tại thôn Đông Mai, xã Trung Nghĩa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, tạm giữ hơn 25 tấn vải may mặc do Trung Quốc sản xuất.
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi tổng kết Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi đã hoàn thành kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024, chuẩn bị xây dựng cho Kế hoạch kiểm tra định kỳ trong năm 2025.
Ngày Nhà giáo Việt Nam: Nơi gìn giữ tiếng Việt tại Thụy Sĩ
Trong không khí chào mừng kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-1982 / 20-11-2024), trường Bình Minh - nơi dạy tiếng Việt cho các em ở các bang nói tiếng Đức của Thụy Sĩ - đã tổ chức một sự kiện đầm ấm và mang đậm màu sắc văn hóa Việt, tại trụ sở của trường trên phố Auenstrasse, thành phố Zurich.
Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến chúc mừng Học viện Biên phòng nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam
Ngày 19-11, Học viện Biên phòng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-1982/20-11-2024). Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự buổi lễ.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế
Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil, ngày 18-11 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có nhiều cuộc tiếp xúc, trao đổi với lãnh đạo các nước và các tổ chức quốc tế tham dự hội nghị.