Đề xuất quy định hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá trên nền tảng thương mại điện tử phải tuân thủ các quy định pháp luật ngoại thương, thuế, hải quan
Trong dự thảo Luật Thương mại điện tử, Chính phủ đề xuất đối với hoạt động xuất nhập khẩu qua nền tảng thương mại điện tử quy định rõ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa qua nền tảng TMĐT phải tuân thủ pháp luật về ngoại thương, hải quan, thuế và các quy định chuyên ngành. Điều này nhằm bảo đảm sự minh bạch trong hoạt động thương mại, đồng thời kiểm soát hàng hóa bị cấm, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc.
Theo đánh giá của Chính phủ: Cùng với sự đổi mới liên tục của công nghệ, hoạt động TMĐT cũng là lĩnh vực chịu nhiều tác động và thay đổi nhanh chóng nhất. Nhiều mô hình TMĐT mới xuất hiện, đa dạng về cách thức hoạt động, phức tạp về chủ thể tham gia, một số mô hình bán các loại hình hàng hoá, dịch vụ chưa được điều chỉnh bởi các khuôn khổ pháp luật hiện hành; các hành vi vi phạm về TMĐT ngày càng diễn ra tinh vì; hoạt động TMĐT có yếu tố nước ngoài phát sinh dưới nhiều hình thức, và một số vấn đề khác đang đặt ra yêu cầu mới đối với cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể: Vấn nạn hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng kém chất lượng trên môi trường điện tử; Hoạt động TMĐT trên mạng xã hội đang bùng nổ và khó kiểm soát; Khó khăn trong quản lý hoạt động TMĐT có yếu tố nước ngoài.
Năm 2024 cũng là năm trọng điểm xử lý vi phạm trong lĩnh vực TMĐT của đội ngũ quản lý thị trường. Trong bối cảnh gia tăng vi phạm về hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong TMĐT, Tổng cục Quản lý thị trường (trước đây) đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức liên quan tập trung triển khai Đề án 319, bên cạnh việc tổ chức khảo sát, đánh giá và kiến nghị cấp có thẩm quyền hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về hoạt động TMĐT, yêu cầu các sàn giao dịch TMĐT lớn nhu Shopee, Lazada, Tiki, Tiktokshop, Sendo chia sẻ thông tin phục vụ hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm, tăng cường hoạt động sàng lọc, phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm. Năm 2024, lực lượng Quản lý thị trường đã phát hiện, xử lý 3.124 vụ vi phạm (tăng 266% so với năm 2023), chuyển cơcơ quan điều tra 04 vụ, xử phạt vi phạm hành chính 48 tỷ đồng (tăng 220% so với năm 2023); đặc biệt, trị giá hàng hoá vi phạm trên 34 tỷ đồng (tăng 440% so với năm 2023).
Đối với các nền tảng TMĐT xuyên biên giới đang hoạt động tại Việt Nam chưa tuân thủ các quy định của pháp luật, Tổng cục Quản lý thị trường đã chỉ đạo các đơn vị phối hợp với các lực lượng chức năng liên quan tăng cường giám sát, phát hiện, xử lý kho hàng, điểm tập kết hàng hoá (nếu có) và thông qua thực tiễn kiểm tra, rà soát, kiến nghị cấp có thẩm quyền tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Bên cạnh lực lượng quản lý thị trường, các cơ quan có chức năng thanh tra chuyên ngành của Bộ Công Thương và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố được giao thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra đối với thương nhân, tổ chức, cá nhân hoạt động TMĐT. Riêng Cục TMĐT và Kinh tế số đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 07 đơn vị năm 2022 (tổng số tiền phạt 144 triệu đồng); 04 đơn vị năm 2023 (tổng số tiền phạt 126 triệu đồng). Cục TMĐT và Kinh tế số cùng Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công An) tạm thu giữ 125.088 sản phẩm các loại bao gồm thực phẩm, mỹ phẩm, hàng gia dụng... (thuộc 242 danh mục sản phẩm hàng hóa) của đối tượng Nguyễn Hoàng Mai Ly; ngoài ra Cục TMĐT và Kinh tế số thực hiện gỡ bỏ các loại thực phẩm bổ sung, sản phẩm thuốc Đông y, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, các thiết bị gây nhiêu (thiết bị phá sóng) và thiết bị kích sóng điện thoại di động, các sản phẩm bánh trung thu giá rẻ, kém chất lượng và nhiều sản phẩm từ động vật hoang dã và các thiết bị bẫy, lưới, các thiết bị dẫn dụ để bắt, tận diệt các loại động vật hoang dã, đặc biệt là chim di cư, các sản phẩm là thuốc kê đơn đang được bán lẻ không theo quy định của pháp luật, kết quả đã gỡ bỏ 3.202 sản phẩm và chặn 1.228 gian hàng vi phạm.
Kết quả kiểm tra, xử lý cho thấy trong năm 2024, các vi phạm chủ yếu về TMĐT phần lớn tập trung vào các hành vi như: không thông báo website TMĐT bán hàng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định trước khi bán hàng; sử dụng biểu tượng đã đăng ký, đã thông báo để gắn lên website cung cấp dịch vụ TMĐT hoặc ứng dụng dịch vụ TMĐT khi chưa được xác nhận đăng ký của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định; không công bố hoặc công bố không đầy đủ, không chính xác trên website TMĐT bán hàng hoặc ứng dụng 36 bán hàng thông tin về chủ sở hữu website hoặc ứng dụng và các hành vi pvi phạm chủ yếu khác sau khi kiểm tra dự trên dấu hiệu vi phạm ban đầu về lĩnh vực TMĐT như: kinh doanh hàng hoá nhập lậu; không đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thầm quyền theo quy định khi thực hiện khuyến mại; kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ; không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.
Vấn đề kiểm soát hàng giả, hàng cấm, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng tiếp tục là mối quan ngại chung của cả thị trường thương mại truyền thống lẫn TMĐT. Mặc dù các văn bản pháp lý về TMĐT đã quy định việc rà soát, kiểm soát và xử lý các thông tin cũng như hoạt động vi phạm, nhưng những hành vi vi phạm trong không gian mạng ngày càng trở nên tinh vi. Văn bản pháp lý hiện hành về TMĐT đang giao trách nhiệm cho chủ nền tảng TMĐT trong việc xác định danh tính của người bán trong nước và nước ngoài trên sàn.
Điều này dẫn đến các vấn đề: Khó khăn trong xác định danh tính người bán: Hiện tại, nhiều nền tảng TMĐT chưa định danh và xác thực điện tử đối với người bán, dẫn đến việc khó kiểm soát chính xác thông tin về người bán, đặc biệt là với người bán ở nước ngoài hoặc người bán không tuân thủ quy định pháp luật. Ngoài ra, cơ quan quản lý nhà nước cũng không nắm được một người bán hoạt động trên bao nhiêu nền tảng TMĐТ. Khó khăn trong việc truy vết và xử lý vi phạm: Việc chưa có quy định chặt chẽ về việc xác minh và lưu trữ thông tin người bán làm cho công tác điều tra và xử lý vi phạm trong giao dịch TMĐT trở nên phức tạp. Các cơ quan chức năng khó truy vết kho hàng hoặc đối tượng bán hàng khi có vi phạm. Rủi ro về gian lận và trốn thuế: Vì không có cơ chế định danh điện tử cũng như kiểm tra, giám sát toàn diện, các nền tảng TMĐT có thể bị lạm dụng để thực hiện các hoạt động gian lận hoặc trốn thuế. Các cơ quan quản lý, đặc biệt là cơ quan thuế, không thể theo dõi đầy đủ các giao dịch và hoạt động của người bán. Vấn đề bảo vệ người tiêu dùng: Người tiêu dùng khó có thể xác minh độ tin cậy của người bán trên các sàn TMĐT nếu thông tin về người bán không được rõ ràng và minh bạch. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người tiêu dùng và làm giảm độ tin cậy của nền tảng TMĐT.
Dự thảo Luật TMĐT đã xây dựng khung pháp lý nhận diện các loại hình hoạt động TMĐT; cụ thể quy định 04 loại nền tảng TMĐT, bao gồm: Nền tảng TMĐT kinh doanh trực tiếp; nền tảng TMĐT trung gian; nền tảng mạng xã hội có hoạt động TMĐT và nền tảng tích hợp đa dịch vụ. Đồng thời, Dự thảo Luật cũng giải thích các khái niệm mới trong thực tiễn như livestream bán hàng và chức năng đặt hàng trực tuyến; quy định cụ thể về trách nhiệm của chủ thể vận hành nền tảng mạng xã hội có hoạt động TMĐT, đặc biệt trong các tình huống nền tảng cung cấp chức năng thương mại như đặt hàng trực tuyến, liên lạc trực tuyến, livestream bán hàng, chốt đơn qua nhóm kín, hay cung cấp dịch vụ tích hợp (vận chuyển, thanh toán, giao đồ ăn, đặt xe...). Đối với người bán nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam: Dự thảo Luật quy định, người bán nước ngoài khi thực hiện giao dịch TMĐT với người tiêu dùng Việt Nam cũng phải cung cấp đầy đủ thông tin định danh, đồng thời tuân thủ nghĩa vụ công bố thông tin minh bạch, bảo đảm chất lượng hàng hóa, nghĩa vụ về thuế và chính sách bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam tương tự như người bán trong nước. Các nghĩa vụ này sẽ được nền tảng TMĐT trung gian kiểm soát, thông qua việc định danh và lưu trữ thông tin giao dịch...
Tin mới
Đề xuất quy định hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá trên nền tảng thương mại điện tử phải tuân thủ các quy định pháp luật ngoại thương, thuế, hải quan
Trong dự thảo Luật Thương mại điện tử, Chính phủ đề xuất đối với hoạt động xuất nhập khẩu qua nền tảng thương mại điện tử quy định rõ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa qua nền tảng TMĐT phải tuân thủ pháp luật về ngoại thương, hải quan, thuế và các quy định chuyên ngành. Điều này nhằm bảo đảm sự minh bạch trong hoạt động thương mại, đồng thời kiểm soát hàng hóa bị cấm, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc.
Ngành Hải quan đẩy mạnh tấn công, trấn áp tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm sở hữu trí tuệ
Cục Hải quan vừa có văn bản số 15405/CHQ-ĐTCBL yêu cầu các đơn vị trong Ngành tiếp tục đẩy mạnh công tác tấn công, trấn áp tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Bắc Ninh: Khởi tố đối tượng buôn bán điện thoại di dộng giả mạo nhãn hiệu Iphone
Ngày 21/7/2025, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Bắc Ninh thông tin, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội buôn bán điện thoại di động giả mạo nhãn hiệu Iphone trên không gian mạng.
Hội nghị chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, gian lận thương mại trong tình hình mới
Ngày 7/7/2025, tại TP. Đà Nẵng, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chủ trì phối hợp với Ban Chỉ đạo 389 TP Đà Nẵng tổ chức Hội nghị chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, gian lận thương mại trong tình hình mới. Tham dự Hội nghị có đại diện các Bộ, ngành ở trung ương và Ban Chỉ đạo 389 của 26 tỉnh, thành phố.
Thanh Hóa: Chủ động kiểm soát thị trường, đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu ứng phó bão số 3
Thực hiện Công điện 5380/CĐ-BCT ngày 19/7/2025 của Bộ Công Thươngvề việc ứng phó khẩn cấp với bão số 3; Công điện số 06/CĐ-UBND ngày 19/7/2025 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025; Công văn số 2175/SCT-QLNL ngày 20/7/2025 của Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa về việc tập trung ứng phó với bão số 3 (WIPHA).
Nghệ An: Lũ quét gây thiệt hại nghiêm trọng tại xã Nhôn Mai, giao thông bị chia cắt
Khoảng 11 giờ 30 phút trưa 22-7, một trận lũ quét xảy ra tại suối Hỷ, xã Nhôn Mai, tỉnh Nghệ An đã gây sạt lở nghiêm trọng hai bên bờ khu dân cư bản Nhôn Mai, xã Nhôn Mai.