Đi xe đạp cũng có thể bị xử phạt vì vi phạm nồng độ cồn
Không chỉ người điều khiển ô tô, xe máy, người điều khiển xe đạp tham gia giao thông là đối tượng bị thổi nồng độ cồn theo quy định pháp luật.
Theo đó, mức phạt vi phạm nồng độ cồn khi lái xe được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) của Chính phủ. Cụ thể như sau:
Cụ thể, tại Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện khi vi phạm nồng độ cồn cũng sẽ bị phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng khi trong máu, trong hơi thở có chứa nồng độ cồn vượt quá mức 80mg/100ml máu hay vượt quá 0,4mg/lít khí thở.
![]() |
Ảnh minh họa |
Đặc biệt, người điều khiển xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện khi vi phạm nồng độ cồn cũng sẽ bị phạt tiền. Cụ thể, phạt tiền từ 80.000 - 100.000 đồng khi lái xe có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50mg/100ml máu hay chưa có 0,25mg/lít khí thở.
Phạt tiền từ 200.000 - 300.000 đồng khi người đi xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện có nồng độ cồn vượt quá mức 50 - 80mg/100ml máu hay vượt quá 0,25 - 0,4mg/lít khí thở.
Trường hợp người điều khiển phương tiện cố tình không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ, hoặc có hành vi chống đối thì bị phạt tiền ở mức cao nhất, đồng thời có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội như: Chống người thi hành công vụ, Gây rối trật tự công cộng…
Căn cứ khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm, để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm.
Ngoài ra, mức phạt vi phạm nồng độ cồn khi lái xe ô tô, xe máy được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) của Chính phủ như sau:
![]() |
![]() |
Tin mới
Thông báo kết luận của Bộ Chính trị về chủ trương đầu tư xây dựng trường học cho các xã biên giới
Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Thông báo kết luận của Bộ Chính trị về chủ trương đầu tư xây dựng trường học cho các xã biên giới (Thông báo số 81-TB/TW ngày 18-7-2025). Sau đây là toàn văn Thông báo số 81-TB/TW.
Bão Wipha vào Biển Đông: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ khả năng có mưa lớn diện rộng
Bão Wipha đã đi vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 3. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 21 đến 24-7, các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ khả năng có đợt mưa lớn diện rộng.
13 tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ đảm bảo an toàn đê điều ứng phó bão số 3
Ngày 19-7, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) ban hành văn bản số 780/ĐĐ-QLĐĐ gửi Sở Nông nghiệp và Môi trường 13 tỉnh, thành phố thuộc khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ (gồm Tuyên Quang, Lào Cai, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) về việc triển khai công tác đảm bảo an toàn đê điều ứng phó bão số 3.
EVN yêu cầu các đơn vị chủ động ứng phó bão số 3 (WIPHA)
Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa ban hành Công điện số 4665/CĐ-EVN gửi các đơn vị thành viên, yêu cầu khẩn trương triển khai việc ứng phó với bão số 3 (WIPHA).
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao Quyết định giao Quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường
Ngày 19-7, thực hiện Công văn số 16105-CV/VPTW ngày 17-7-2025 của Bộ Chính trị về công tác nhân sự, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1559/QĐ-TTg ngày 17-7-2025 về việc điều động đồng chí Trần Đức Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó tổng Thanh tra Thường trực Thanh tra Chính phủ, về công tác tại Bộ Nông nghiệp và Môi trường và giao Quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
Quản lý thị trường thành phố Hà Nội: Đánh giá kết quả công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025
Từ đầu năm 2025, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) thành phố Hà Nội đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các kế hoạch công tác, đặc biệt chú trọng kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thương mại, góp phần ổn định thị trường và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.