• Click để copy

Đoàn công tác Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia làm việc với Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3

Chiều ngày 21/12/2023, Đoàn công tác Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia do đồng chí Đặng Văn Dũng, Phó Chánh Văn phòng (Trưởng đoàn) làm việc với Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 việc triển khai thực hiện Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.

Báo cáo với Đoàn công tác, đại diện của Bộ Tư lệnh vùng Cảnh sát biển 3 nêu thời gian qua, tình hình vi phạm, tội phạm trên vùng biển đơn vị quản lý vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường. Bộ Tư lệnh vùng Cảnh sát biển 3 đã thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển và hướng dẫn của cơ quan nghiệp vụ cấp trên, trực tiếp đấu tranh bắt giữ, xử lý nhiều vụ việc vi phạm pháp luật góp phần ngăn chặn, kiềm chế hoạt động của các loại tội phạm, vi phạm, nhất là hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và tội phạm ma túy... góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn khu vực vùng biển đơn vị quản lý.

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Khắc QuýQuang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Khắc Quý

Theo Bộ Tư lệnh vùng Cảnh sát biển 3, thông thường thời gian dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán hằng năm, do nhu cầu về các mặt hàng tiêu dùng, nhu yếu phẩm của người dân gia tăng nên tình hình vi phạm, tội phạm trên tuyến biển cũng sẽ có chiều hướng gia tăng, tập trung vào vùng biển trọng điểm như: Đông Nam ÷ Nam Côn Đảo, khu vực vùng biển giáp ranh giữa Việt Nam-Indonesia, Việt Nam-Malaysia, cửa biển Vịnh Gành Rái/Bà Rịa-Vũng Tàu, sông Soài Rạp/Tp.Hồ Chí Minh, Vịnh Cam Ranh, Vân Phong/Khánh Hòa.... Trong đó tập trung vào một số mặt hàng trọng điểm phục vụ nhu cầu thiết yếu dịp Tết Nguyên đán như: Xăng dầu, đường cát, phân bón, thuốc lá, rượu ngoại, pháo nổ, bánh kẹo, thịt đông lạnh, gia súc, gia cầm, tội phạm ma túy... Thủ đoạn hoạt động của các đối tượng vi phạm ngày càng tinh vi, liều lĩnh và manh động hơn. Các đối tượng sẽ thường xuyên thay đổi tên, số phương tiện, tuyến hành trình, sử dụng các phương tiện có công suất máy lớn để hoạt động, trang bị thiết bị công nghệ thông tin hiện đại để quy ước giao dịch, thực hiện giám sát, cảnh giới; tội phạm ma túy lợi dụng các hoạt động thương mại, điều kiện tự nhiên như cảng biển, cửa biển để làm địa bàn trung chuyển đưa ma túy đi các nơi tiêu thụ, bán hàng cho ngư dân sử dụng.

Trong năm 2023, Bộ Tư lệnh vùng Cảnh sát biển 3 đã tiến hành điều tra, xử lý 01 vụ/02 tàu (BTr-6191; BTr-8328) có hành vi khai thác cát trái phép; tịch thu 299,48 m3 cát nhiễm mặn, phát mại hàng hóa tịch thu 167.800.000 đồng. Tiến hành bắt giữ, tiếp nhận và tiến hành điều tra, xử lý 23 vụ/24 phương tiện; kết quả xử lý 17 vụ/18 phương tiện; xử phạt vi phạm hành chính: 1.657.250.000 đồng; Tịch thu: 920,84 m3 cát nhiễm mặn, 705.247 lít dầu DO, 54.121 lít dầu KO. Tiến hành bàn giao vụ 02 vụ/02 phương tiện cho các lực lượng chức năng khác.

Bộ Tư lệnh vùng Cảnh sát biển 3 đã độc lập và phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành đấu tranh 15 chuyên án, vụ án mua bán, tàng trữ trái phép chất ma tuý; Bắt giữ 16 đối tượng, thu giữ 129,27 gam ma túy tổng hợp đá, 24,15 gam heroin, 155,9 gam ma túy tổng hợp dạng khay (Ketamin), 40 viên thuốc lắc, 10 ĐTDĐ, 06 xe gắn máy. Trong đó BTL Vùng ra Quyết định khởi tố 03 vụ án hình sự về tội mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy; bắt giữ 03 đối tượng, thu giữ 13,32 gam ma túy tổng hợp dạng đá, 02 xe máy và 04 ĐTDĐ.

Tại buổi làm việc Bộ Tư lệnh vùng Cảnh sát biển 3 nêu một số khó khăn, vướng mắc trong thực thi nhiệm vụ như: Công tác phát hiện, đấu tranh, bắt giữ các vụ án ma túy trên biển gặp rất nhiều khó khăn, do trên biển có những đặc thù như tầm nhìn rộng, không có vật cản che khuất, mực nước sâu, sóng gió nhiều, thời tiết khắc nghiệt, hạn chế tầm nhìn… nên các đối tượng có nhiều thời gian, điều kiện tẩu tán tang vật trước khi lực lượng chức năng tiếp cận kiểm tra. Bán tài sản tịch thu (dầu DO) gặp nhiều khó khăn do giá dầu DO theo định giá của Sở Tài chính địa phương nên không tìm được doanh nghiệp mua dầu dẫn đến phải thuê kho, nơi chứa phát sinh chi phí...

Kết luận buổi làm việc, đồng chí Đặng Văn Dũng, Phó Chánh Văn phòng, Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia đề nghị, trong thời gian tới, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn, tội phạm, vi phạm trên biển diễn biến phức tạp; các vụ buôn lậu, gian lận thương mại có xu hướng gia tăng. Nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, chống buôn lậu, gian lận thương mại trên biển đặt ra những nhiệm vụ rất nặng nề cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam nói chung và Bộ Tư lệnh vùng Cảnh sát biển 3 nói riêng. Tình hình đó, đặt ra yêu cầu cho Bộ Tư lệnh vùng Cảnh sát biển 3 tiếp tục quán triệt các văn bản chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Ban Chỉ đạo 1389 Bộ Quốc phòng, căn cứ tình hình của lực lượng để triển khai thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm vi phạm quyết liệt với các giải pháp đồng bộ. Tập trung đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại các mặt hàng xăng dầu, khoáng sản…Tăng cường phối hợp với các lực lượng Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Công an… trực tiếp làm nhiệm vụ trên biển để nắm chắc tình hình, xử lý có hiệu quả các tình huống xảy ra trên biển. Tăng cường hơn nữa công tác hợp tác quốc tế nhằm chia sẻ thông tin, nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm trên biển, đấu tranh các chuyên án, vụ án lớn có tính chất xuyên quốc gia.

Ngô Khắc Quý
Bài liên quan

Tin mới

Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời
Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời

Ngày 19-9, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã ký công điện về việc di dời người dân đến nơi an toàn để ứng phó với bão số 4 và mưa lớn.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4
Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4

Trước diễn biến của bão số 4, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động triển khai các phương án phòng, chống và ứng phó.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV

Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Quốc hội Liên bang Nga Valentina Matvienko, ngày 18-9, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV bằng hình thức phát biểu ghi hình.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Từ ngày 21-27/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và sau đó sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cuba.

Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp
Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện ngay các giải pháp để di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp, thuộc diện phải phá dỡ theo quy định.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ

Ngày 18-9, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết sẽ cung ứng bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bị bão lũ.