• Click để copy

Đổi mới tư duy từ việc chấp nhận rủi ro

Một trong những điểm nghẽn kéo dài của hoạt động khoa học, công nghệ ở nước ta là thiếu vắng cơ chế pháp lý rõ ràng về việc chấp nhận rủi ro và độ trễ trong nghiên cứu. Tâm lý sợ trách nhiệm, né rủi ro làm thui chột những ý tưởng sáng tạo khiến nhiều nhà khoa học, đơn vị nghiên cứu không dám vượt ra khỏi vùng an toàn.

Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo đang được Quốc hội bàn thảo đề cập tới quy định chấp nhận rủi ro được kỳ vọng là bước đột phá quan trọng về tư duy quản lý, mở đường cho nền khoa học nước nhà thực sự cất cánh.

Rủi ro trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo có nghĩa là cá nhân, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước để nghiên cứu khoa học, quá trình nghiên cứu đúng, chi tiêu theo quy định, nhưng cuối cùng kết quả không như dự kiến. Trên thực tế, rủi ro là điều không thể loại bỏ trong nghiên cứu khoa học, nhất là với những lĩnh vực công nghệ cao, các dự án có tính tiên phong. Các quốc gia phát triển như Mỹ, Đức, Hàn Quốc... đều có cơ chế chia sẻ rủi ro trong nghiên cứu để khuyến khích sáng tạo và thử nghiệm. Việc dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo đưa nội dung “chấp nhận rủi ro trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo” đang nhận được sự ủng hộ rất cao từ giới nghiên cứu, cộng đồng doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách. 

Đổi mới tư duy từ việc chấp nhận rủi ro
Sinh viên Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) tham quan và học tập tại phòng thí nghiệm ở cơ sở Hòa Lạc. Ảnh: baotintuc.vn

Cụ thể, Điều 9 của dự thảo luật quy định, “tổ chức, cá nhân thực hiện nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo không bị truy cứu trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại gây ra cho nhà nước nếu đã tuân thủ đầy đủ quy trình, quy định trong quá trình triển khai và không có hành vi gian lận, vi phạm pháp luật hoặc sử dụng sai mục tiêu, phạm vi kinh phí”. Bên cạnh đó, không chỉ dừng lại ở đội ngũ nhà khoa học, quy định này còn bao phủ cả các doanh nghiệp sử dụng vốn nhà nước tham gia đổi mới công nghệ và cả người phê duyệt, quản lý nhiệm vụ khoa học, công nghệ nếu đã thực hiện đầy đủ quy định quản lý nhiệm vụ, quy trình và nội dung nghiên cứu.

Thảo luận tại tổ về nội dung này, đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy (đoàn Bến Tre) bày tỏ sự đồng tình khi dự thảo luật đã cụ thể hóa các chính sách kích thích khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học. Điều này sẽ giúp các cá nhân, tổ chức mạnh dạn hơn trong việc theo đuổi những ý tưởng mới, những nghiên cứu mang tính đột phá. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị cần phân loại tùy nhóm và lĩnh vực cũng như mức độ thì mới áp dụng chấp nhận rủi ro; đồng thời cần có chế tài để quản lý, nếu không sẽ khó kiểm soát. Có ý kiến cũng cho rằng, việc giao Chính phủ quy định chi tiết về tiêu chí rủi ro được chấp nhận, quy trình đánh giá tuân thủ và cơ chế bảo vệ là cần thiết để ngăn chặn tình trạng lạm dụng chính sách, biến rủi ro khoa học thành “lá chắn” cho yếu kém hoặc tiêu cực.

Chấp nhận rủi ro trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là cơ sở pháp lý quan trọng giúp giải phóng tư duy sợ trách nhiệm, khuyến khích đổi mới sáng tạo có kiểm soát rủi ro, đồng thời bảo đảm minh bạch và kỷ luật trong sử dụng ngân sách nhà nước. Chính sách này nếu được triển khai đúng đắn sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dựa trên tri thức và sáng tạo.

VŨ DUNG

Tin mới

Hướng dẫn quy đổi thời gian để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ
Hướng dẫn quy đổi thời gian để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ

Thông tư số 25/2025/TT-BQP ngày 6-5 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn như thế nào về việc quy đổi thời gian để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ; sĩ quan tại ngũ hy sinh, từ trần hoặc sĩ quan tại ngũ chuyển sang công chức quốc phòng? Báo Quân đội nhân dân thông tin về quy định mới này.

Cảnh sát giao thông Hà Nội bảo đảm trật tự an toàn giao thông phục vụ các hoạt động của Đại lễ Phật đản
Cảnh sát giao thông Hà Nội bảo đảm trật tự an toàn giao thông phục vụ các hoạt động của Đại lễ Phật đản

Từ ngày 13 đến 16-5, tại chùa Quán Sứ (phường Trần Hưng Đạo, Hà Nội) diễn ra chuỗi hoạt động chào mừng Đại lễ Phật đản. Lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội đã triển khai đồng bộ các phương án nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT), tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân và Phật tử thập phương tham gia chiêm bái, lễ Phật.

Bản tin nông sản hôm nay (16-5): Giá cà phê giảm mạnh
Bản tin nông sản hôm nay (16-5): Giá cà phê giảm mạnh

Bản tin nông sản hôm nay (16-5), giá cà phê trong nước giảm mạnh, trong khi đó giá hồ tiêu tăng giảm trái chiều, giá lúa gạo ổn định.

Giá xăng dầu hôm nay (16-5): Tăng nhẹ đầu phiên
Giá xăng dầu hôm nay (16-5): Tăng nhẹ đầu phiên

Giá xăng dầu thế giới tăng nhẹ đầu phiên giao dịch ngày 16-5. Giá xăng dầu trong nước đã đồng loạt tăng.

Tỷ giá USD hôm nay (16-5): Đồng USD quay đầu giảm sau dữ liệu kinh tế
Tỷ giá USD hôm nay (16-5): Đồng USD quay đầu giảm sau dữ liệu kinh tế

Tỷ giá USD hôm nay (16-5): Rạng sáng 16-5, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 3 đồng, hiện ở mức 24.970 đồng.

Giá vàng hôm nay (16-5): Lao dốc
Giá vàng hôm nay (16-5): Lao dốc

Giá vàng hôm nay (16-5): Ngược chiều với diễn biến trên thị trường vàng thế giới, giá vàng trong nước giảm mạnh, với mức giảm cao nhất lên tới gần 3 triệu đồng.