Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số: Tạo cơ chế quản phát triển, quản lý tài sản số
Tiếp tục chương trình Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ bảy, nhiệm kỳ khóa XV, các đại biểu cho ý kiến về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận về: Phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật; tài sản số, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, trí tuệ nhân tạo; miễn, giảm thuế thu nhập cho chuyên gia công nghệ…
Bày tỏ tán thành rất nhiều nội dung của dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo tiếp thu, chỉnh lý, đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt (đoàn Đắk Lắk) đánh giá, hồ sơ dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số có những nội dung rất mới thể hiện ở các chế định, ví dụ như tài sản số, sản xuất sản phẩm công nghệ số, dịch vụ công nghệ số… Các sửa đổi, bổ sung lần này phù hợp với xu hướng phát triển chung của các quốc gia phát triển, góp phần tạo thuận lợi và đào tạo động lực mạnh mẽ để Việt Nam chúng ta có phát triển công nghiệp công nghệ số và trở thành một nền công nghiệp nền tảng, góp phần thúc đẩy cho việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.
![]() |
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt (đoàn Đắk Lắk) phát biểu tại hội nghị. |
Về tài sản số, dự thảo quy định, tài sản số là được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử. Về quản lý tài sản số, dự luật quy định phân loại tài sản số theo một hoặc một số tiêu chí sau: Mục đích sử dụng; công nghệ; tiêu chí khác...
Góp ý về nội dung trên, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (đoàn Lạng Sơn) nhất trí với việc phân chia tài sản số theo 3 tiêu chí là mục đích sử dụng; công nghệ và tiêu chí khác; trên cơ sở đó đưa ra biện pháp quản lý phù hợp.
“Quản lý tài sản ảo là vấn đề pháp lý mới, khó và phức tạp, là vấn đề xuyên quốc gia. Vì vậy, đề nghị Ban soạn thảo bổ sung Báo cáo kinh nghiệm quốc tế để các đại biểu Quốc hội tham khảo khi xem xét thông qua dự án luật tại Kỳ họp thứ chín”, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa nêu ý kiến.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng tiếp thu, giải trình dự án luật. |
Làm rõ các ý kiến đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng bày tỏ, dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số là một luật mới rất khó, chưa có nhiều kinh nghiệm quốc tế. Cơ quan soạn thảo sẽ nghiên cứu kỹ và tiếp thu tối đa để hoàn thiện dự thảo luật.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, công nghiệp công nghệ số là một ngành kinh tế kỹ thuật, ngành này rất năng động, rất lớn và rất quan trọng đối với đất nước. Đảng và Nhà nước đã xác định công nghiệp công nghệ số là công nghiệp nền tảng, có tính chiến lược và đặc biệt phù hợp với tiềm năng Việt Nam; có ý nghĩa quyết định để phát triển kinh tế số và kinh tế số xã hội số nói chung trong kỷ nguyên mới.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, điều quan trọng của dự thảo luật vẫn phải làm rõ khái niệm công nghệ số, nhất là công nghệ số khác gì với công nghệ thông tin. Theo đó, để phân biệt công nghệ thông tin và công nghệ số chủ yếu phân biệt đối tượng xử lý của chúng. Công nghệ thông tin xử lý thông tin công nghệ số xử lý dữ liệu, dữ liệu bao gồm cả thông tin là cái có cấu trúc và kể cả không có cấu trúc. Do vậy, có thể coi công nghệ số bao gồm cả công nghệ thông tin và thay thế công nghệ thông tin.
Về mặt các công nghệ cụ thể công nghệ số bao gồm các công nghệ xử lý thông tin thế hệ trước đây và các công nghệ xử lý dữ liệu thế hệ mới. Thí dụ như là internet vạn vật, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo cho khối, thực tế ảo và các công nghệ số khác. Ví dụ như tính toán lượng tử đang nổi lên do khả năng xử lý dữ liệu rất lớn.
VŨ DUNG
Tin mới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo cú hích phát triển kinh tế tư nhân
Chiều 2-4, chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo nhấn mạnh phải tạo bước ngoặt, tin tưởng, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân; tạo điều kiện, giao nhiệm vụ để kinh tế tư nhân tham gia các chương trình, dự án lớn của đất nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân
Chiều 2-4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân (Ban Chỉ đạo) chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo để rà soát tình hình thực hiện các nhiệm vụ, đặc biệt thảo luận, cho ý kiến xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân trình Bộ Chính trị.
Thắt chặt sợi dây gắn kết Việt Nam-Armenia qua hợp tác kinh tế
Sáng 2-4 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Yerevan, mở đầu cho các hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tham dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia do Bộ Tài chính phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga kiêm nhiệm Cộng hòa Armenia, Bộ Kinh tế Armenia tổ chức.
50 năm Thống nhất đất nước: Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành diễn ra từ 6 giờ 30 phút ngày 30-4
UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch tổng thể Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành và các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975/ 30-4-2025).
Giá xăng dầu hôm nay (2-4): Biến động nhẹ
Giá xăng dầu thế giới trái chiều với dầu Brent “chững”, dầu WTI tăng nhẹ, chờ thông báo thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Thời tiết hôm nay (2-4): Bắc Bộ trời hửng nắng
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết hôm nay (2-4), khu vực Bắc Bộ trưa và chiều trời hửng nắng. Ven biển phía Đông của Nam Bộ mực nước triều đang ở mức cao.