Đưa công tác quản lý, tổ chức lễ hội vào nền nếp
"Đề cao trách nhiệm người đứng đầu các cấp trong quản lý, tổ chức lễ hội để phát huy giá trị văn hóa truyền thống, đóng góp tích cực vào đời sống xã hội; đồng thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi trục lợi, kích động bạo lực, vi phạm thuần phong mỹ tục hoặc biến tướng tín ngưỡng, mê tín dị đoan trong lễ hội". Đó là khẳng định của ông Lương Đức Thắng, Phó cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) khi trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân về công tác quản lý nhà nước đối với lễ hội năm 2025.
Phóng viên (PV): Yêu cầu đối với việc quản lý, tổ chức lễ hội Xuân Ất Tỵ 2025 như thế nào, thưa ông?
Ông Lương Đức Thắng: Đất nước ta chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, ngay từ đầu năm, Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra những chỉ đạo, yêu cầu, thực hiện nghiêm các quy định về quản lý, tổ chức lễ hội; bảo đảm hoạt động vui xuân, đón Tết thiết thực, an toàn, tiết kiệm, tránh phô trương, hình thức, lãng phí, phù hợp với nếp sống văn hoá, truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc.
Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 11-12-2024 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025 và Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 18-12-2024 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 25-12-2024, Bộ VHTTDL đã ban hành Công văn số 5672/BVHTTDL-VP về việc tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động VHTTDL và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025.
![]() |
Ông Lương Đức Thắng. |
Tại công văn này, Bộ đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương chỉ đạo sở VHTTDL, sở văn hóa và thể thao, sở du lịch phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan triển khai nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước; tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền địa phương trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội theo phân cấp quản lý. Các đơn vị chức năng, các cấp chính quyền cơ sở cần xây dựng các phương án bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, vệ sinh, an toàn thực phẩm, an toàn giao thông, an toàn sông nước đối với hoạt động lễ hội, thể thao, du lịch; bảo đảm hoạt động lễ hội được tổ chức trang trọng, đúng nghi lễ truyền thống; loại bỏ hoặc thay thế những tập tục không còn phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển.
PV: Thời gian qua, những hủ tục vẫn còn tồn tại trong nhiều lễ hội tại các địa phương, nhất là tình trạng hầu đồng, đốt vàng mã tràn lan tại các cơ sở thờ tự... Phía cơ quan quản lý nhà nước về lễ hội đã có những biện pháp gì để ngăn chặn những hoạt động trái với thuần phong mỹ tục ở mùa lễ hội năm 2025?
Ông Lương Đức Thắng: Một trong những biện pháp quan trọng mà Bộ VHTTDL cũng như các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương đặt ra đó là việc tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhân dân và du khách nghiêm túc thực hiện những quy định của Nhà nước về tổ chức lễ hội; về nguồn gốc của lễ hội, di tích và các nhân vật được thờ phụng, tôn vinh; về các giá trị, ý nghĩa đích thực của tín ngưỡng và nghi lễ truyền thống; không đốt đồ mã, vàng mã gây lãng phí, ảnh hưởng đến môi trường và công tác phòng, chống cháy nổ. Cùng với đó, ban tổ chức các lễ hội cũng cần thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật nhằm tổ chức lễ hội trật tự, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục, tập quán tốt đẹp của địa phương. Không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém, lãng phí thời gian, tiền bạc của nhân dân, xã hội và Nhà nước.
PV: Được biết Bộ VHTTDL đã triển khai“Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống”, ông đánh giá như thế nào trong quá trình triển khai bộ tiêu chí này và tại mùa lễ hội năm 2025, chúng ta có công cụ đo lường nào để đánh giá chất lượng tổ chức từng lễ hội không?
Ông Lương Đức Thắng: Hiện nay, các lễ hội truyền thống ngày càng thu hút đông đảo du khách, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế và du lịch địa phương. Môi trường văn hóa tốt không chỉ mang lại trải nghiệm tích cực cho du khách mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững của địa phương. Thực hiện Quyết định số 2068/QĐ-BVHTTDL ngày 3-8-2023 của Bộ VHTTDL ban hành “Bộ tiêu chí môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống”, các địa phương đã tích cực triển khai nhằm xây dựng môi trường văn hóa lễ hội văn minh; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống và phong tục tốt đẹp; đồng thời loại bỏ dần các hủ tục, tập quán lạc hậu. Việc áp dụng bộ tiêu chí này đã nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cơ quan quản lý, ban tổ chức lễ hội, cũng như người dân và du khách, góp phần tạo chuyển biến rõ rệt trong quản lý và tổ chức lễ hội, xây dựng môi trường văn hóa ngày càng văn minh, bền vững.
![]() |
Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn (xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) mang ý nghĩa khuyến nông luôn được người dân địa phương gìn giữ, phát huy. Ảnh: THANH TÙNG |
Qua công tác kiểm tra, giám sát, hầu hết các lễ hội truyền thống đều thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và hướng dẫn của Bộ VHTTDL về quản lý, tổ chức lễ hội và xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống. Phần nghi lễ tại các lễ hội được tổ chức đúng nghi thức, trong khi phần hội diễn ra sôi nổi, lành mạnh, phong phú với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian truyền thống, để lại ấn tượng sâu sắc trong cộng đồng.
Công tác tuyên truyền về lịch sử di tích, ý nghĩa lễ hội và nếp sống văn minh trong lễ hội được duy trì và đẩy mạnh, góp phần nâng cao nhận thức của người dân và du khách. Các lễ hội được tổ chức trang trọng, tiết kiệm, an toàn, phù hợp với thuần phong mỹ tục và điều kiện kinh tế của địa phương. Công tác quản lý nhà nước đối với lễ hội cũng được tăng cường với nhiều giải pháp hiệu quả, bảo đảm lễ hội gắn liền với các sự kiện lớn của địa phương, giúp các lễ hội truyền thống trở thành điểm đến hấp dẫn, góp phần phát triển kinh tế-xã hội và thúc đẩy du lịch địa phương.
PV:Cá nhân ông có kỳ vọng gì ở mùa lễ hội năm 2025?
Ông Lương Đức Thắng: Tôi tin tưởng rằng công tác quản lý, tổ chức lễ hội sẽ ngày càng đi vào nền nếp, khoa học và hiệu quả nhờ sự chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, sự hướng dẫn kịp thời của các bộ, ngành và sự nghiêm túc triển khai thực hiện của chính quyền địa phương.
Năm 2025, công tác quản lý, tổ chức lễ hội cần tiếp tục kế thừa thành tựu năm 2024, thực hiện nghiêm Nghị định số 110/2018/NĐ-CP của Chính phủ. Các lễ hội truyền thống phải được tổ chức theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa; xây dựng môi trường văn hóa lễ hội văn minh, lành mạnh; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc và lan tỏa trong đời sống xã hội; từng bước loại bỏ những hủ tục, tập tục, tập quán lạc hậu. Ban tổ chức cần thực hiện tốt các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường. Với lễ hội đông người, cần có phương án bảo đảm an toàn tuyệt đối và xử lý nhanh các tình huống phát sinh.
PV: Trân trọng cảm ơn ông!
VƯƠNG HÀ - HỮU TRƯỞNG (thực hiện)
Tin mới
Tổng thống Burundi tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, chiều 4-4, Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Burundi đã tới thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (thuộc 2 phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội).
Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan
Sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã có cuộc gặp làm việc với Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan - niềm tự hào không chỉ của Armenia mà còn của cả khu vực.
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 đến 6-4. Sáng 4-4, sau lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Évariste Ndayishimiye.
Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam
Trưa 4-4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31-3 đến ngày 4-4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình
Trong các ngày 31-3 và 3-4, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì kỳ họp.