• Click để copy

Dùng viên uống chống nắng đúng cách

Chị Nguyễn Thị Mai (TP Vinh, tỉnh Nghệ An) hỏi: Thời gian gần đây, tôi được biết đến viên uống chống nắng. Xin hỏi bác sĩ, viên uống chống nắng có giúp bảo vệ da dưới ánh nắng hiệu quả hay không?

Về vấn đề này, bác sĩ Phạm Thị Thảo, Phó trưởng khoa phụ trách Khoa Khám bệnh (Bệnh viện Đa khoa Đức Giang) chia sẻ: Viên uống chống nắng không có tác dụng thần kỳ như được quảng cáo, các chị em cần hết sức lưu ý. Không khó để tìm kiếm các sản phẩm viên uống chống nắng được rao bán trên mạng với đủ lời mời hấp dẫn như: “Đi nắng, đi biển bất chấp, không đen”, “kem chống nắng chỉ chống nắng vật lý, hóa học còn viên uống là chống nắng sinh học, chống lại ánh sáng mặt trời đồng nhất”... Cụ thể, các loại viên uống chống nắng được nhiều người bán quảng cáo đều là hàng xách tay có xuất xứ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức... có giá bán dao động từ 150.000 đồng đến 2.500.000 đồng/hộp tùy loại. Việc quảng cáo diễn ra phổ biến trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada.

Ảnh minh họa. Nguồn: VTVẢnh minh họa. Nguồn: VTV

Tuy nhiên, việc quảng cáo viên uống chống nắng với công dụng bảo vệ da hoàn hảo từ bên trong trên một số trang mạng là không thực sự chính xác. Viên uống chống nắng có vai trò hỗ trợ bảo vệ làn da khỏi tác hại của tia UV, tuy nhiên, những viên uống này hoàn toàn không thể thay thế được kem bôi chống nắng. Nhiều phụ nữ lầm tưởng và tin vào quảng cáo của viên uống chống nắng có tác dụng kéo dài cả ngày. Vì tin tưởng nên nhiều chị em chỉ uống các viên uống chức năng này mà không bôi kem chống nắng, dẫn đến việc bị sạm da và hiệu quả không như mong đợi.

Bên cạnh đó, quảng cáo về tác dụng trị nám của viên uống chống nắng là hoàn toàn không đúng. Theo quan điểm của tôi, việc điều trị nám da khá khó khăn, bởi khả năng tái phát rất cao, không có hiệu quả lâu dài. Chính vì vậy, việc điều trị nám phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và duy trì lâu dài. Để điều trị, chị em cần phải đến thăm khám để biết được mức độ lâm sàng của da, từ đó, các bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Trong viên uống chống nắng bao gồm các thành phần: Lycopene, beta-carotene, vitamin E, vitamin C, đây là các chất có tác dụng chống lại tác hại của tia UV nhưng không nhiều, chỉ tương đương kem bôi chống nắng với SPF 15. Một số viên chống nắng khác có thể có glutathion, vitamin C, có tác dụng làm trắng da nên một số người bán hàng lợi dụng điểm này để đánh vào tâm lý của các chị em phụ nữ muốn chống nắng và làm trắng da.

Theo tôi, để có thể bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời hiệu quả nhất, cũng như điều trị các bệnh về da do ánh nắng mặt trời, người bệnh nên đến các cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu để được khám, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Đồng thời qua đó nhận các tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ về việc làm thế nào để tránh nắng hiệu quả, an toàn và tiết kiệm nhất.

Bài liên quan

Tin mới

Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin

Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.

Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện

Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.

Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?

Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.

TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng

Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.

Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao

Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.

Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B

Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.