• Click để copy

Giải mã gen để có thể lên kế hoạch chăm sóc sức khỏe đúng hướng

Với việc giải mã gen, người dân sẽ hiểu rõ những ẩn số về tình trạng, thể chất, dinh dưỡng và những yếu tố di truyền. Đây là cơ sở để có thể lên kế hoạch chăm sóc sức khỏe đúng hướng, phòng ngừa ung thư, giảm thiểu nguy cơ tai biến và các bệnh lý mãn tính… góp phần giúp người dân có một tương lai khỏe mạnh.

Ngày 26-9, tại Tọa đàm y tế “Sức khỏe về gen và chống lão hóa” do Bệnh viện Đa khoa quốc tế Bắc Hà phối hợp Công ty Revita, đơn vị trong lĩnh vực điều trị bệnh bằng công nghệ giải mã gen tại Nhật Bản, Tiến sĩ Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) cho biết chiến lược phát triển khoa học công nghệ của ngành y tế Việt Nam từ nay đến năm 2030 là những vấn đề liên quan phát triển về y học cá thể, trong đó có công nghệ về gen.

Giải mã gen để có thể lên kế hoạch chăm sóc sức khỏe đúng hướng
Tiến sĩ Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) chia sẻ ý kiến tại Tọa đàm “Sức khỏe về gen và chống lão hóa”.

Hiện nay, đa phần người dân Việt Nam có xu hướng mắc bệnh hoặc có dấu hiệu lâm sàng rõ ràng rồi mới đi khám, điều trị. Đơn cử với bệnh lý ung thư, căn bệnh gây ra hơn 120.000 ca tử vong mỗi năm theo Globocan 2020, hơn 40% số ca tử vong liên quan đến bệnh này có thể phòng ngừa bằng cách giảm với các yếu tố nguy cơ. Thiếu ý thức chủ động phòng ngừa, khám sức khỏe định kỳ để sàng lọc, phát hiện sớm bệnh là một trong những yếu tố tạo nên gánh nặng bệnh tật, giảm hiệu quả điều trị, đồng thời tăng tỷ lệ chi tiêu từ tiền túi cho chăm sóc sức khỏe của người dân Việt Nam. Do đó, giải mã gen là một trong những phương pháp hiệu quả để hỗ trợ sàng lọc, phát hiện sớm nhiều bệnh lý nguy hiểm hiện nay.

Giải mã gen để có thể lên kế hoạch chăm sóc sức khỏe đúng hướng
Các chuyên gia y tế Nhật Bản chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: VÕ THU 

Chia sẻ tại tọa đàm, GS, TS Shigeo Horie, Chủ tịch Hiệp hội chống lão hóa Nhật Bản cho hay các bệnh như: Ung thư, tim mạch và đột quỵ có tác động lớn đến cuộc sống, trong đó yếu tố nguy cơ chính của những bệnh này là tuổi tác. Hầu hết bệnh nhân thường phát bệnh sau 50 tuổi và nguy cơ mắc bệnh gia tăng nhanh chóng theo sự lão hoá. Tuỳ vào mã gen mà con người mắc phải những bệnh khác nhau.

Đột quỵ nằm trong nhóm các bệnh lý gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam. Nghiên cứu chỉ ra có 32 loại gen liên quan căn bệnh này. Theo Giáo sư Horie, những người có nguy cơ cao bị đột quỵ, nếu không chú ý đến việc thay đổi lối sống sẽ đối diện với khả năng bị bệnh gấp 3 lần người bình thường. Do đó, kết quả giải mã gen sẽ xác định chính xác tuổi thọ sinh học, từ đó có thể dự đoán bệnh trong tương lai, giảm rủi ro khi mắc bệnh.

Theo đại diện Bệnh viện đa khoa Quốc tế Bắc Hà, bệnh viện sẽ tư vấn khám sàng lọc bệnh nhân hoàn toàn miễn phí, trước khi đưa sang giải mã gen và điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Juntendo, Nhật Bản.

Tin, ảnh: AN AN      

Tin mới

Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin

Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.

Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện

Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.

Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?

Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.

TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng

Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.

Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao

Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.

Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B

Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.