• Click để copy

Giữ vững phương châm “Sâu y lý, giàu y đức, giỏi y thuật”

Năm 2023, ngành y tế Việt Nam trải qua nhiều khó khăn và biến động. Đến thời điểm hiện tại, ngành y tế hiện vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức do cả nguyên nhân chủ quan, khách quan. Nhưng vượt lên trên mọi khó khăn, ngành y tế Việt Nam không chỉ nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe của nhân dân mà còn đóng góp ngày càng tích cực vào sự phát triển của y học Việt Nam và thế giới.

Nỗ lực được đền đáp

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã chia sẻ, năm 2023, tình hình thế giới diễn biến phức tạp đã làm ảnh hưởng nhiều đến Việt Nam, trong đó phải kể đến đứt gãy chuỗi cung ứng thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế trên thị trường thế giới, gây ra tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế tại nhiều cơ sở khám, chữa bệnh.

Để giải quyết thực trạng này, Bộ Y tế đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường xử lý, giải quyết việc đăng ký lưu hành, gia hạn đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc; đẩy mạnh việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Đồng thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo điều hành về bảo đảm cung ứng thuốc, đặc biệt các thuốc hiếm, khó khăn về nguồn cung.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, trong năm 2023, chất lượng hiệu quả của công tác khám, chữa bệnh được nâng cao, số lượng người bệnh đến thăm khám tại các cơ sở y tế tăng. Các dịch vụ y tế ngày càng đa dạng, chất lượng được nâng lên rõ rệt, nhiều cơ sở khám, chữa bệnh được đầu tư hiện đại và đồng bộ. Kỹ thuật y học tiên tiến được chuyển giao xuống tuyến dưới, góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên; công tác quản lý chất lượng bệnh viện có nhiều bước phát triển; thái độ phục vụ của cán bộ, nhân viên y tế có nhiều bước chuyển biến tích cực; khám, chữa bệnh từ xa, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại ngày càng được đẩy mạnh ở các tuyến, cơ sở y tế.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
 Một ca phẫu thuật tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Ảnh: VIỆT ĐỨC

Trong xu thế của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và công nghệ y khoa thế giới, ngành y tế Việt Nam đã triển khai một số hoạt động ứng dụng và phát triển y tế thông minh, góp phần hiện đại hóa các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân. Các nhà quản lý cũng kỳ vọng đưa Việt Nam trở thành nền "công nghiệp y tế" theo đề án "thu hút người nước ngoài, người Việt Nam sống ở nước ngoài và người Việt Nam thu nhập cao khám, chữa bệnh chất lượng cao ở Việt Nam giai đoạn 2020-2030".

Bộ Y tế kiện toàn Ban chỉ đạo chuyển đổi số, 100% đơn vị thuộc Bộ Y tế thành lập Tổ chuyển đổi số. Kết nối liên thông giữa 63 sở y tế, 63 cơ quan bảo hiểm xã hội, 99,5% cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc với hệ thống giám định của BHXH Việt Nam. 100% bệnh viện đã triển khai hệ thống thông tin bệnh viện.

100% cơ sở khám, chữa bệnh trong toàn quốc đã triển khai khám, chữa bệnh BHYT bằng căn cước công dân gắn chip, với trên 49,6 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ BHYT bằng căn cước công dân gắn chip thành công phục vụ làm thủ tục khám, chữa bệnh BHYT. 63/63 sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 4.160 cơ sở khám, chữa bệnh đã triển khai đơn thuốc điện tử và liên thông đơn thuốc với hệ thống đơn thuốc quốc gia; triển khai hệ thống thống kê y tế điện tử; cập nhật 5 chỉ tiêu báo cáo đã kết nối lên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ; sử dụng hệ thống khám, chữa bệnh từ xa tại hơn 1.000 cơ sở y tế trong cả nước.

Đột phá trong điều trị bệnh

Năm 2023 cũng là năm ghi nhận nhiều đột phá trong phẫu thuật, điều trị, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh phục vụ nhân dân. Nhiều ca phẫu thuật và điều trị bệnh phức tạp đã được thực hiện tại nhiều bệnh viện trên cả nước.

Tiêu biểu như ca ghép đa tạng tim-thận cùng lúc của tập thể thầy thuốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thực hiện ngày 15-2-2023; ca ghép tạng xuyên Việt ngày 26-2-2023 do Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức phối hợp thực hiện; ca phẫu thuật nội soi điều trị nang ống mật chủ cho bệnh nhân Australia tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Việt Nam là một trong hai nước trên thế giới triển khai kỹ thuật phẫu thuật nội soi một lỗ trong điều trị nhiều căn bệnh nguy hiểm); Ca phẫu thuật xuyên đêm dài gần 8 tiếng đồng hồ nối liền bàn tay bị đứt lìa cho bé 21 tháng tuổi do các bác sĩ của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội thực hiện; kỹ thuật thay van trong van lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam do Viện Tim mạch Quốc gia làm chủ; bé trai chào đời ở tuần thai 25, chỉ nặng 600 gram với bệnh lý hẹp ruột bẩm sinh được ê kíp bác sĩ của hai đơn vị là Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cứu sống...

Trong năm 2023, ngành y tế đã kiểm soát thành công dịch Covid-19, được trong nước và quốc tế ghi nhận, đánh giá cao, hình mẫu cho nhiều nước học tập, noi theo. Nhờ đó đã chuyển được bệnh Covid-19 từ nhóm A sang nhóm B từ ngày 20-10-2023. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam phòng, chống dịch truyền nhiễm nguy hiểm nhóm A ở quy mô toàn quốc, với rất nhiều khó khăn, thách thức lớn, chưa có tiền lệ.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đã nhận định, trong năm 2024, ngành y tế vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Tuy nhiên, đây là năm quyết định, bứt phá để thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025. Vì vậy, Bộ Y tế sẽ triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm ngay trong quý I-2024.

Sức khỏe là vốn quý nhất của con người và xã hội, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân là nhiệm vụ nặng nề nhưng cũng rất vinh quang, vẻ vang của mỗi y, bác sĩ, nhân viên y tế. Xác định được trách nhiệm đó, ngành y tế sẽ cùng đoàn kết, nỗ lực cố gắng, giữ vững phương châm của mỗi người thầy thuốc "Sâu y lý, giàu y đức, giỏi y thuật", thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp phần tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của ngành.

DIỆP CHÂU

Bài liên quan

Tin mới

Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin

Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.

Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện

Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.

Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?

Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.

TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng

Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.

Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao

Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.

Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B

Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.