Góc nhìn giáo dục: Bảo vệ sự tôn nghiêm của nhà giáo
Việc dạy thêm tràn lan, bị biến tướng trá hình dưới nhiều hình thức không chỉ bị phụ huynh than phiền, dư luận xã hội kêu ca mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh tôn nghiêm của nhà giáo.
Trước một số ý kiến băn khoăn của một bộ phận giáo viên, nhà trường về việc siết chặt quản lý hoạt động dạy thêm, trao đổi tại Hội nghị quán triệt triển khai thực hiện Kết luận số 91-KL/TW, Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045, tổ chức ngày 6-2, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng bày tỏ quan điểm thẳng thắn: “Quy định quản lý dạy thêm, học thêm mới giúp việc này diễn ra minh bạch, bảo vệ sự tôn nghiêm của thầy cô và ngành giáo dục. Bộ không cấm dạy thêm, học thêm, nhưng dứt khoát hoạt động này không được ảnh hưởng tới việc thực hiện chương trình phổ thông chính khóa, tức không cắt xén, trùng lặp kiến thức và tuyệt đối không được ép buộc học sinh học thêm dưới mọi hình thức”.
![]() |
Ảnh minh họa: giaoduc.net.vn |
Cùng chung quan điểm này, trong phiên họp ngày 7-2 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo, Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải nhấn mạnh, dù phụ huynh có đơn tự nguyện đăng ký cho con học thêm thì nhà giáo cũng không được thu tiền, bởi chữ “tự nguyện” này đôi khi phản ánh không đúng bản chất vấn đề. Mặt khác, giáo viên đã nhận lương ngân sách, sử dụng cơ sở vật chất của Nhà nước thì dạy không thu tiền của học sinh là hợp lý, chính đáng, hợp lòng dân.
Như vậy, cả cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và cơ quan dân cử đều lên tiếng dứt khoát, mạnh mẽ về việc siết chặt quản lý hoạt động dạy thêm trong các nhà trường phổ thông. Bởi thời gian qua, việc dạy thêm tràn lan, bị biến tướng trá hình dưới nhiều hình thức không chỉ bị phụ huynh than phiền, dư luận xã hội kêu ca mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh tôn nghiêm của nhà giáo, như lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhận định.
Chỉ còn mấy ngày nữa (14-2-2025), Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT, ngày 30-12-2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực. Văn bản này không chỉ là động thái quyết liệt của ngành giáo dục trong việc thiết lập lại trật tự kỷ cương trong hoạt động dạy thêm, mà còn là giải pháp phòng ngừa, hạn chế những biểu hiện tiêu cực trong công tác dạy học. Trên thực tế, không ít giáo viên vì chạy theo lợi ích thuần túy mà sao nhãng việc dạy học chính khóa, gây phiền hà, áp lực đối với phụ huynh và học sinh để ép buộc các em phải đi học thêm, từ đó gây méo mó, tổn thương hình ảnh thiêng liêng của nhà giáo.
Một thông tư rất ý nghĩa, rất nhân văn như vậy đáng ra phải được tất cả những người trong cuộc, trong ngành giáo dục ủng hộ, thực hiện. Chỉ tiếc rằng, vì lợi ích cục bộ, lợi ích cá nhân mà một số người đứng trên bục giảng lại làm ngơ, thậm chí có biểu hiện phản ứng ngấm ngầm, thiếu thiện chí. Có lẽ không gì hơn là nhắc lại ý kiến ví von của một nhà giáo tên tuổi đã về hưu, đại ý: Dạy thêm chính danh có thể mang lại đôi chút thu nhập cho nhà giáo, nhưng dạy thêm không chính danh, không đúng đối tượng thì nhà giáo lại tự vẩy những vết mực đen lên tấm áo trắng trong của mình. Được thêm vài ba đồng mà làm tổn hại đến danh thơm, hình ảnh nhà giáo, liệu họ có còn xứng đáng trong con mắt học trò?
NGUYỄN SƠN
Tin mới
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
Sáng 20-5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các Phó thủ tướng chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025.
Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng
Ngày 19-5, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 67/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia
Sáng 19-5, kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương hoàn thành trung tâm để chào mừng, phục vụ Triển lãm thành tựu của đất nước dịp 80 năm Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945 / 19-8-2025) và Quốc khánh 2-9 (2-9-1945 / 2-9-2025). Cùng đi có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, TP Hà Nội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội
Sáng 19-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu, từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa, TP Hà Nội.
Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Sáng 19-5, Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu
Ngày 14/5/2025 Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt đối với Hộ kinh doanh Nguyễn Anh Minh, địa chỉ tổ dân phố Lai Sơn, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với số tiền 46 triệu đồng về các hành vi vi phạm Buôn bán hàng hóa (mỹ phẩm) giả mạo nhãn hiệu, Kinh doanh hàng hóa (mỹ phẩm) nhập lậu, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm vi phạm trị giá 47 triệu đồng.