• Click để copy

Góc nhìn giáo dục: Sao chép hay trích dẫn?

Trong các trường đại học, sao chép trở thành phương tiện phổ biến nhất để giải quyết nhu cầu học liệu của giảng viên, sinh viên, học viên phục vụ nghiên cứu, học tập và giảng dạy.

Những nhu cầu này gần như vô hạn nhưng khả năng đáp ứng luôn hữu hạn. Thực tế này cộng hưởng với những yếu tố khác như năng lực cung ứng của mỗi trường, bất cập của pháp luật, ý thức của sinh viên, học viên còn hạn chế... khiến việc sao chép trong môi trường này ngày càng tùy tiện, thậm chí vượt ngoài khả năng kiểm soát của nhà trường.

Đáng chú ý phải kể đến thực tế có sự nhầm lẫn giữa hành vi trích dẫn với sao chép. Trích dẫn được hiểu là lấy một số thông tin, nội dung từ tác phẩm này đưa vào tác phẩm khác nhằm minh họa, giới thiệu, bình luận... Còn sao chép là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao dưới bất kỳ hình thức vật chất nào. Do đó, kết quả trích dẫn không tạo ra bản sao và vi phạm trích dẫn không xâm phạm quyền tài sản của tác giả. Như vậy, hành vi sao chép có dấu hiệu khách quan là tạo ra bản sao, nếu sao chép bất hợp pháp là xâm phạm quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.

Góc nhìn giáo dục: Sao chép hay trích dẫn?
Thực tế có sự nhầm lẫn giữa hành vi trích dẫn với sao chép. Ảnh minh họa: thegioididong.com

Tuy nhiên, trên thực tế, hai hành vi này bị sử dụng nhầm lẫn trong văn bản pháp luật, cũng như trong thực tiễn thi hành. Ví dụ, để ngăn chặn tình trạng vi phạm trích dẫn, sao chép trong đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành hai thông tư gồm: Thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT ngày 30-8-2021 về quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ và Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT ngày 28-6-2021 về quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ.

Hai thông tư này có sự nhầm lẫn, thậm chí đánh đồng giữa sao chép với trích dẫn. Như vậy, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ bị phát hiện sao chép thì không thể cho chỉnh sửa, cũng không thể thu hồi bằng đã cấp mà phải hủy kết quả học tập. Việc lấy tác phẩm của người khác để sao chép tạo ra luận văn, luận án của mình là đỉnh điểm của hành vi gian dối trong học tập, nghiên cứu, thể hiện tính chất nghiêm trọng hơn rất nhiều so với vi phạm trích dẫn. Do đó, chúng ta cần hoàn thiện pháp luật rõ ràng hơn, tránh những quy định mập mờ dẫn đến suy diễn mâu thuẫn.

Ngoài ra, dù pháp luật có hoàn thiện đến mức nào, nỗ lực bảo vệ quyền tác giả của nhà trường đến đâu chăng nữa nhưng nếu thiếu nền tảng, ý thức của người học thì vẫn không thể khắc phục tình trạng vi phạm. Do đó, bên cạnh các giải pháp vừa nêu, cần đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền pháp luật quyền tác giả trong các trường đại học.

Nhà trường tổ chức các hình thức và phương pháp khác nhau tác động lên sinh viên, học viên một cách có hệ thống, có kế hoạch theo những định hướng, nguyên tắc nhất định nhằm mục đích hình thành ở họ tri thức, tình cảm đối với pháp luật quyền tác giả, đồng thời giúp chủ thể biết cách thực hiện các quy định của pháp luật để bảo đảm, bảo vệ các quyền và lợi ích của mình cũng như của người khác. Nói cách khác, giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục, học tập, nghiên cứu pháp luật quyền tác giả trong các trường đại học phải xuất phát từ hai luận điểm cơ bản là “học về quyền tác giả và học vì quyền tác giả”.

TRẦN QUANG TRUNG, Phó trưởng khoa Luật, Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn, Đại học Duy Tân (Đà Nẵng)

Tin mới

Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin

Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.

Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện

Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.

Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?

Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.

TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng

Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.

Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao

Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.

Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B

Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.