• Click để copy

Góc nhìn giáo dục: Siết chặt dạy thêm là cần thiết

Câu chuyện dạy thêm chưa bao giờ “nguội” tính thời sự. Điều đó càng thấy rõ trong mấy ngày qua, sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) ban hành Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm và chính thức có hiệu lực từ ngày 14-2-2025.

Mục đích của Thông tư 29 là nhằm lập lại trật tự kỷ cương trong việc dạy thêm ở các nhà trường phổ thông, kiên quyết ngăn chặn, hạn chế những tiêu cực trong hoạt động này khiến dư luận bức xúc.

Trong khi một bộ phận giáo viên, nhà trường bày tỏ sự tiếc nuối khi không được thoải mái dạy thêm như quy định trước đó, thì đại đa số phụ huynh, người dân thể hiện sự ủng hộ với động thái mới quyết liệt của ngành giáo dục.

Góc nhìn giáo dục: Siết chặt dạy thêm là cần thiết
Ảnh minh họa: Báo Tuổi trẻ 

Theo nhận định của đại diện Bộ GD-ĐT, học thêm là nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của một bộ phận học sinh.

Tuy nhiên, nhiều năm gần đây, dư luận không khỏi quan ngại trước nhiều hiện tượng biến tướng trong hoạt động dạy thêm. Việc giáo viên tổ chức dạy thêm ngoài giờ quá nhiều, thậm chí ép buộc học sinh đi học thêm không còn cá biệt. Nhiều học sinh dù không muốn nhưng vẫn phải đi học thêm ở các lớp do giáo viên, nhà trường của mình tổ chức vì sợ bị “lạc lõng” và bị định kiến.

Do đó, việc siết dạy thêm nhằm khắc phục tình trạng học tập quá tải đối với học sinh, bởi các em phải ken đặc lịch học từ sáng đến tối kéo dài cả tuần, không có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, ảnh hưởng đến việc phát triển toàn diện, hài hòa về đức-trí-thể-mỹ.

Cái hay, điểm mới, tính nhân văn của Thông tư 29 là trường học vẫn được dạy thêm, nhưng chỉ tập trung vào 3 nhóm học sinh và phải miễn phí, gồm: Nhóm có kết quả chưa đạt ở một môn bất kỳ trong học kỳ liền kề; nhóm được chọn bồi dưỡng học sinh giỏi; nhóm học sinh cuối cấp, tự nguyện đăng ký ôn thi lớp 10, thi tốt nghiệp.

Ngoài ra, quy định cũng yêu cầu giáo viên không được thu tiền dạy thêm với học sinh trên lớp của mình.

Với quy định mới này, ngành GD-ĐT không chỉ nhằm chấn chỉnh những bất cập, tiêu cực trong hoạt động dạy thêm bấy lâu nay mà còn hướng đến mục tiêu làm lành mạnh hóa môi trường học đường, vun đắp tình thầy trò trong sáng hơn và củng cố vị thế, hình ảnh nhà giáo trong xã hội.

Ý nghĩa sâu sắc hơn, việc phòng ngừa, hạn chế dạy thêm trong hoạt động giáo dục còn giúp đội ngũ giáo viên tập trung thời gian, trí tuệ, sức lực, tâm huyết để nâng cao chất lượng chuyên môn giảng dạy chính khóa, góp phần thúc đẩy, làm chuyển biến mạnh mẽ chất lượng giáo dục.

Mục tiêu xuyên suốt của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên chuyển từ phương pháp truyền thụ một chiều sang phương pháp giảng dạy tích cực nhằm rèn luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức, hình thành phẩm chất, năng lực của học sinh.

Một khi nhà giáo toàn tâm, toàn ý cho công việc chuyên môn giảng dạy chính khóa ở nhà trường sẽ góp phần nâng cao vị thế, vai trò nghề nghiệp của mình, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp “trồng người” và niềm tin của nhân dân.

NGUYỄN MINH THÀNH

Tin mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025

Sáng 20-5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các Phó thủ tướng chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025.

Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng
Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng

Ngày 19-5, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 67/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia

Sáng 19-5, kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương hoàn thành trung tâm để chào mừng, phục vụ Triển lãm thành tựu của đất nước dịp 80 năm Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945 / 19-8-2025) và Quốc khánh 2-9 (2-9-1945 / 2-9-2025). Cùng đi có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, TP Hà Nội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội

Sáng 19-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu, từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa, TP Hà Nội.

Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Sáng 19-5, Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.

Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu
Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu

Ngày 14/5/2025 Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt đối với Hộ kinh doanh Nguyễn Anh Minh, địa chỉ tổ dân phố Lai Sơn, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với số tiền 46 triệu đồng về các hành vi vi phạm Buôn bán hàng hóa (mỹ phẩm) giả mạo nhãn hiệu, Kinh doanh hàng hóa (mỹ phẩm) nhập lậu, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm vi phạm trị giá 47 triệu đồng.