• Click để copy

Góp phần định hình diện mạo văn hóa mới cho Thủ đô

Sau 16 năm hội nhập với vùng đất văn hiến Thăng Long, có thể thấy các yếu tố văn hóa đặc sắc của vùng văn hóa xứ Đoài và trấn Sơn Nam Thượng đã góp phần kiến tạo, định hình một tầm vóc mới cho Thủ đô.

Bồi đắp thêm giá trị nhân văn

Giáo sư, Tiến sĩ Lê Hồng Lý, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cho rằng, văn hóa xứ Đoài chiếm một vị trí đáng kể trong Thăng Long xưa cũng như Hà Nội nay. Xứ Đoài gần Hà Nội và trở thành một phần của Hà Nội từ lâu đời. Khi hội nhập vào văn hóa Thăng Long, văn hóa xứ Đoài đã góp cho kho tàng văn hóa dân gian Thăng Long thêm dày dặn và phong phú hơn rất nhiều, với lễ hội dân gian, hệ thống làng nghề, ẩm thực xứ Đoài, các loại hình nghệ thuật dân gian, đặc biệt là nghệ nhân dân gian, các báu vật nhân văn sống.

Sau khi mở rộng địa giới hành chính, người dân Hà Nội không chỉ biết tới ca trù, múa rối nước, chèo, múa đánh bồng, múa cờ, lễ hội Gióng, lễ hội Cổ Loa, hội Đống Đa... mà còn biết thêm cả hát chèo tàu, hát dô, hát tuồng cổ, hát trống quân, hát ví, lễ hội chùa Hương, lễ hội chùa Trăm Gian... Đến nay, thành phố có 3 di sản được UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại là: Lễ hội Gióng, nghi lễ và trò chơi kéo co, nghệ thuật ca trù. Hàng chục loại hình nghệ thuật dân gian, tri thức dân gian, lễ hội được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia như: Hát dô; lễ hội chùa Thầy (Quốc Oai); nghề may Trạch Xá (Ứng Hòa); lễ hội đình Tường Phiêu (Phúc Thọ); hội diều làng Bá Dương Nội (Đan Phượng)... làm đa dạng thêm kho tàng di sản văn hóa Thủ đô.

Trên sân khấu tượng đài vua Lý Thái Tổ vào tối cuối tuần, đội cồng chiêng đến từ CLB Cồng chiêng và hát múa dân ca xã Tiến Xuân (huyện Thạch Thất) với các chàng trai, cô gái mặc trang phục truyền thống dân tộc Mường tấu lên những bài chiêng như: “Bông trắng bông vàng”, “Sắc bùa”, “Đi đường”... thu hút đông đảo người dân và du khách hòa vào âm vang của cồng chiêng và cùng nhảy múa. Nghệ nhân Ưu tú Bùi Thị Bích Thìn, Chủ nhiệm CLB Cồng chiêng và hát múa dân gian xã Tiến Xuân phấn khởi cho biết: "Nhiều năm nay, người Mường thường xuyên được biểu diễn nhạc cụ của mình cho công chúng tại phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm. Qua đó, giới thiệu tới công chúng Thủ đô và người dân khắp mọi miền đất nước cũng như du khách quốc tế loại hình di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc".

Góp phần định hình diện mạo văn hóa mới cho Thủ đô
Vở diễn thực cảnh “Tinh hoa Bắc Bộ” lấy mạch nguồn từ văn hóa xứ Đoài trở thành hình mẫu phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô. Ảnh: HOÀI NAM 

Từ tháng 8-2008, khi người Mường mới về với Thủ đô, không ít người nghĩ rằng văn hóa của mình sẽ bị mai một. Nhưng sau 16 năm, bản sắc văn hóa của người Mường vẫn được gìn giữ và phát huy hơn. Chiêng Mường nhiều năm nay không chỉ vang âm ở cộng đồng dân cư địa phương, mà còn rộn vang trên nhiều sân khấu của Thủ đô qua các hoạt động trình diễn giao lưu với các loại hình nghệ thuật dân gian khác; biểu diễn trong liên hoan nghệ thuật dân gian; phục vụ các đoàn khách quốc tế, đẩy mạnh việc trao truyền các giá trị văn hóa truyền thống trong cộng đồng.

Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Trải rộng trên nhiều không gian: Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Trung tâm Văn hóa nghệ thuật Hàng Buồm, Bảo tàng Hà Nội, phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây..., các hoạt động trình diễn văn hóa, nghệ thuật và triển lãm đã tạo nên những “bữa tiệc nghệ thuật” hấp dẫn. Nhiều di sản của xứ Đoài đang phát huy vai trò như một nguồn lực của công nghiệp văn hóa, thu hút khách du lịch. Vở diễn “Tinh hoa Bắc Bộ” biểu diễn hằng tuần tại Khu du lịch đô thị sinh thái Tuần Châu Hà Nội (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) với mạch nguồn là văn hóa xứ Đoài là một ví dụ điển hình; hay trong Lễ hội thiết kế sáng tạo năm 2023, các loại hình di sản như thả diều, chèo tàu Tổng Gối (Đan Phượng)... thu hút sự tham gia của đông đảo công dân thế hệ “gen Z” cùng các nghệ nhân, cộng đồng nắm giữ di sản sáng tạo, thực hành mang đến sức sống mới cho di sản.

Bên cạnh đó, những di tích: Hoàng thành Thăng Long, chùa Hương, chùa Tây Phương, đền thờ Hai Bà Trưng... đều là những điểm đến hấp dẫn, thu hút đông đảo khách du lịch. Phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây cũng trở thành điểm nhấn trong khai thác, phát huy nguồn lực di sản vào phát triển. Trung bình mỗi dịp cuối tuần, phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây thu hút khoảng 10.000 lượt khách du lịch. Qua đó mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa đóng góp cho ngân sách, vừa nâng cao thu nhập, đời sống của người dân.

Theo ông Trương Minh Tiến, Chủ tịch Hiệp hội UNESCO TP Hà Nội, việc tổ chức các hoạt động văn hóa của Thủ đô được ngành văn hóa, các cấp ngành khác thực hiện thường xuyên, không chỉ là ý nghĩa phát huy giá trị di sản mà thông qua đó còn tạo “nhịp đập” chung cho các loại hình văn hóa. Từ quyết sách lịch sử mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, hai vùng văn hóa Thăng Long và xứ Đoài tưởng chừng khác biệt với những đặc trưng riêng nhưng khi hòa nhịp đập lại tương thích, hài hòa. Sự hào hoa của văn hóa Thăng Long tạo nên một sắc màu mới cho văn hóa xứ Đoài, sự sâu lắng của văn hóa xứ Đoài tạo sự phong phú cho văn hóa Thăng Long. 16 năm qua, hai dòng chảy văn hóa cùng hòa quyện, tương hỗ cho nhau. Qua đó, tạo thêm nguồn lực cho văn hóa Hà Nội, củng cố vị thế của một trung tâm văn hóa lớn của cả nước, làm giàu thêm đời sống văn hóa hiện nay.

Vì vậy, Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”; Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã góp phần tạo bước chuyển mạnh mẽ, phát triển toàn diện các ngành công nghiệp văn hóa của Thủ đô.

CHÂU XUYÊN

Tin mới

Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời
Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời

Ngày 19-9, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã ký công điện về việc di dời người dân đến nơi an toàn để ứng phó với bão số 4 và mưa lớn.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4
Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4

Trước diễn biến của bão số 4, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động triển khai các phương án phòng, chống và ứng phó.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV

Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Quốc hội Liên bang Nga Valentina Matvienko, ngày 18-9, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV bằng hình thức phát biểu ghi hình.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Từ ngày 21-27/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và sau đó sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cuba.

Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp
Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện ngay các giải pháp để di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp, thuộc diện phải phá dỡ theo quy định.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ

Ngày 18-9, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết sẽ cung ứng bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bị bão lũ.