• Click để copy

Hà Nam: Phát hiện trên 1.500 sản phẩm bánh trung thu không rõ nguồn gốc xuất xứ

Chỉ còn gần một tháng nữa là đến Tết Trung thu, thị trường bánh Trung thu bắt đầu trở nên sôi động với nhiều mẫu mã độc đáo và giá thành khác nhau. Bên cạnh các các cơ sở sản xuất, kinh doanh chấp hành tốt quy định về an toàn thực phẩm, bảo đảm nguồn gốc và chất lượng hàng hóa thì vẫn còn một số tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm, hàng hóa không rõ nguồn gốc, ảnh hưởng đến sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng.

Thực hiện Công văn số 1823/TCQLTT-CNV ngày 18 tháng 8 năm 2023 của Tổng cục Quản lý thị trường; Công văn số 436/QLTTHNA-NVTH ngày 23 tháng 8 năm 2023 của Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Nam về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường trong dịp Tết Trung thu năm 2023 và kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hoá đến hết năm 2023, Đội Quản lý thị trường số 3 đang triển khai đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường hàng hóa phục vụ dịp Tết Trung thu 2023. Kết quả tính đến ngày 12/9/2023, lực lượng QLTT phát hiện vi phạm tại 05 cơ sở kinh doanh thực phẩm trên địa bàn. Các vi phạm được phát hiện là kinh doanh sản phẩm bánh Trung thu; thực phẩm đông lạnh không nguồn gốc xuất xứ, buộc tiêu hủy hàng nghìn sản phẩm bánh trung thu, bánh ngọt; hàng trăm kg thực phẩm đông lạnh các loại.

Kiểm tra, phát hiện số bánh trung thu không rõ nguồn gốc

Cụ thể, ngày 06/9, Đội QLTT số 3 phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế kiểm tra 03 điểm kinh doanh thực phẩm tại phường Lương Khánh Thiện; phường Châu Sơn; xã Liêm Tiết, xã Đinh Xá, thành phố Phủ Lý. Tại đây, Đoàn kiểm tra phát hiện hơn 1.586 sản phẩm bánh Trung thu không có thông tin về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, không có hóa đơn chứng từ, chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa theo quy định. Theo trình bày của chủ hộ các hộ kinh doanh, toàn bộ số hàng trên được mua trôi nổi trên thị trường về bán lại kiếm lời. Người có thẩm quyền đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các cơ sở vi phạm, tổng số tiền phạt là 16.000.000 đồng, buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa vi phạm.

Ngay trong ngày hôm nay 12/9/2023, Đội QLTT số 3 phối hợp với đơn vị thuộc lực lượng Công an tỉnh bất ngờ kiểm tra điểm kinh doanh thực phẩm 02 cơ sở kinh doanh thực phẩm, địa chỉ: thôn 1, Xã Đinh Xá, Thành phố Phủ Lý và Thôn Thọ Lão 2, xã Hoàng Tây, huyện Kim Bảng, phát hiện 230 kg thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ, người có thẩm quyền đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các cơ sở vi phạm, tổng số tiền phạt là 21.500.000 đồng, buộc tiêu hủy toàn bộ 230 kg thực phẩm vi phạm.

Những chiếc bánh Trung thu, thực phẩm không tem nhãn, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có tài liệu liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa ... sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Theo đó, khi lựa chọn và sử dụng, người tiêu dùng cần lựa chọn sản phẩm phải có nguồn gốc rõ ràng như trên sản phẩm có nhãn hàng hóa ghi đầy đủ các nội dung về thành phần, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, có tên của nhà sản xuất, địa chỉ nơi sản xuất...; tuyệt đối không nên lựa chọn, mua sản phẩm không có thông tin về nguồn gốc sản xuất của hàng hóa.

Càng gần Dịp Tết Trung thu, nhu cầu tiêu dùng các loại bánh, kẹo, đồ chơi trẻ em, đặc biệt là bánh trung thu sẽ tăng. Để ngăn chặn việc sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm chất lượng, không bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng, Đội Quản lý thị trường số 3 tiếp tục thực hiện theo chỉ đạo của Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Nam về tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng, sản phẩm hàng hóa trong dịp Tết Trung thu.

Theo đó, về công tác kiểm tra,  kiểm soát trong dịp Tết Trung thu, chủ đông, phối hợp tập trung kiểm tra các cơ sở sản xuất bánh Trung thu về nguyên liệu sản xuất bánh Trung thu; việc sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất lượng sản phẩm, điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm; kiểm tra xác cơ sở kinh doanh, các đại lý, cửa hàng bán bánh Trung thu về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm, điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.

Đối với mặt hàng đồ chơi trẻ em, chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh mặt hàng đồ chơi trẻ em, kiểm tra về nguồn gốc, xuất xứ, hóa đơn chứng từ, ghi nhãn hàng hóa, chứng nhận hợp quy và việc chấp hành các quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh. Chú trọng kiểm tra các mặt hàng đồ chơi thông minh, tích hợp nhiều chức năng, đồ chơi trẻ em độc hại, kích động bạo lực, đồ chơi có hình ảnh, hình vẽ, biểu tượng sai sự thật gây nhầm lẫn về chủ quyền quốc gia.

Về kiểm tra chất lượng, sản phẩm hàng hóa, Đội QLTT số 3 phân công công chức tăng cường quản lý địa bàn, thu thập thông tin và tổ chức kiểm tra các tổ chức, cá nhâm sản xuất kinh doanh trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng hàng hóa, công bố tiêu chuẩn chất lượng, công bố phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; về sử dụng dấu hợp chuẩn, hợp quy, mã số, mã vạch; sự phù hợp của hàng hóa đối với quy chuẩn kỹ thuật tiêu chuẩn công bố áp dụng; kiểm tra thực tế sự phù hợp của chất lượng hàng hóa với nội dung công bố trên nhãn  hàng hóa. Tập trung kiểm tra các mặt hàng phân bón, xăng dầu, đồ điện gia dụng, hàng tiêu dùng, các mặt  hàng thực phẩm.

Trong quá trình kiểm tra, Đội QLTT số 3 kết hợp tuyên truyền trực tiếp đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh các quy định của pháp luật về kinh doanh hàng hóa và bảo đảm an toàn thực phẩm.

Đội QLTT số 3
Cục QLTT Hà Nam
Bài liên quan

Tin mới

Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng
Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng

Chiều 20/5, dưới sự giám sát của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, các tổ công tác thuộc Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra nhiều cửa hàng thời trang có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng tại các tuyến phố du lịch trung tâm Thành phố.

Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.
Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận vừa tiến hành xác minh và tổ chức kiểm tra đột xuất cơ sở bán hàng online qua các kênh zalo, Facebook, phát hiện lượng lớn quần áo vi phạm.

Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương
Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương

Ngày 19/5/2025, Đội QLTT số 8, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh B.V.P có địa chỉ tại Khối 11, thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương với mức phạt tiền 10 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu.

Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Thực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 17/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 19/5/2025 của UBND tỉnh Lào Cai mở cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai và chỉ đạo của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai mở đợt cao điểm đấu tranh, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuốc, sữa, sản phẩm bảo vệ sức khoẻ giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2025.

Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ
Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ

Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình phối hợp cùng Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Ninh Bình kiểm tra và xử lý cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em có hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu và kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh
Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh

Trong thời gian từ ngày 14 đến 21/5/2025, Chi cục Điều tra chống buôn lậu (Cục Hải quan) phối hợp với Đội Kiểm soát chống buôn lậu số 1 và Hải quan khu vực VI liên tiếp phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Chi Ma (tỉnh Lạng Sơn).