Hà Nội chỉnh trang đô thị hướng tới ngày hội lớn
Hà Nội sau bão số 3 vẫn kiên cường đứng dậy. Người Hà Nội sau bão càng đoàn kết, thủy chung. Gạt sang bên những khó khăn, người Hà Nội đang tích cực sửa sang, làm đẹp bộ mặt phố phường hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10-10-1954 / 10-10-2024).
Tích cực làm sạch môi trường sau bão
Cơn bão số 3 khiến Hà Nội xác xơ, cây cối bị đổ, bật gốc, gãy cành la liệt. Pano quảng cáo, bảng hiệu, bảng chỉ dẫn tên phố, cột đèn giao thông cũng bị gió bão làm hư hỏng. Những ngày qua, không khó để bắt gặp hình ảnh lực lượng chức năng cùng nhân dân Thủ đô tích cực tham gia thu dọn, vệ sinh môi trường. Ở đây người dọn cây, chỗ kia người gom rác... Thậm chí, bên hè phố, trên bậc cửa có những người công nhân ngả lưng tạm xuống nền đất vì những ngày lao động liên tục mệt mỏi. Quận Đống Đa có hơn 1.000 cây xanh bị gãy, đổ, nhiều nơi bị ngập úng, rác thải dồn ứ. Ông Nguyễn Hoàng Anh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội-Chi nhánh Đống Đa cho biết: "Do ảnh hưởng của bão số 3, lượng công việc của Công ty tăng gấp bội trong khi đơn vị chỉ có hơn 400 cán bộ, công nhân viên, phương tiện có hạn. Trong hai ngày cao điểm thành phố phát động ra quân tổng vệ sinh môi trường, lãnh đạo đơn vị nhận được hàng trăm cuộc gọi từ các phường, các ngành đề nghị hỗ trợ thu gom rác thải, dọn cây gãy, đổ. Công ty đã làm việc xuyên đêm 3 ca liên tục/ngày; huy động và thực hiện hơn 570 chuyến xe, thu gom, vận chuyển tổng số 6.458 tấn rác ra khu vực tập kết rác của thành phố.
![]() |
Đường phố Hà Nội được trang trí đẹp, thu hút người dân, du khách đến tham dự Festival Thu Hà Nội. Ảnh: THÁI HƯNG |
Tại nhiều khu di tích, điểm du lịch cải tạo cảnh quan, môi trường sau bão số 3 và mưa ngập cũng được ưu tiên thực hiện sớm. Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là nơi có nhiều cây di tích, cổ thụ, cây xanh... gắn với các di tích và cuộc đời sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhưng chịu ảnh hưởng không nhỏ dù trước bão đã thực hiện các biện pháp phòng, chống. Ngay sau khi bão tan, toàn bộ cán bộ, viên chức và người lao động khu di tích đã tập trung dọn dẹp cây đổ, cành gãy, kiểm tra hệ thống điện, khơi thông đường thoát nước... để trả lại cảnh quan môi trường nguyên vẹn, kịp thời mở cửa đón khách tham quan. Cuối tuần trước, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội đã huy động tối đa cán bộ, viên chức, người lao động tham gia tổng vệ sinh, dựng lại cây, gia cố những công trình cây xanh bị ảnh hưởng bởi bão ở Khu di sản Hoàng thành Thăng Long, di tích Cổ Loa. Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám cũng tiến hành chỉnh trang cảnh quan, dọn dẹp những cành cây bị rơi, gãy do bão... Ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám chia sẻ: “Các công trình trong Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu-Quốc Tử Giám an toàn sau bão. Trong di tích không có cổ thụ đổ, gãy. Có khoảng 20 cây bị đổ, bật gốc, gãy cành, chủ yếu ở khu vực Vườn Giám, Hồ Văn nhưng đều không phải cây lâu năm. Khu di tích đã được thu dọn và tổng vệ sinh đón khách tham quan từ sớm”.
Hướng tới ngày hội lớn của Thủ đô
Hà Nội vượt qua mọi khó khăn để vươn mình đứng dậy giữa bão dông. Người Hà Nội dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng luôn đoàn kết, đồng sức, đồng lòng vì một Thủ đô luôn tươi xanh, sạch đẹp, văn minh. Hình ảnh Hà Nội những ngày này phần nào khiến chúng tôi liên tưởng tới sự đồng lòng của người dân Thủ đô 70 năm trước. Đó là sự kiện lịch sử trọng đại, là ngày hội lớn không chỉ của các tầng lớp nhân dân Thủ đô mà còn là niềm hạnh phúc lớn của nhân dân cả nước.
Kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô, nhiều hoạt động, sự kiện dự kiến được tổ chức đã phải hoãn lại để tập trung phòng, chống bão. Festival Thu Hà Nội với chủ đề “Thu Hà Nội-Mùa Thu lịch sử” dự kiến tổ chức từ ngày 12 đến 15-9 là một trong số đó. Có những khung, cột đã được dựng lên nhưng rồi lại bị gỡ xuống, dừng lại. Bão tan, Hà Nội lại sáng, xanh, sạch, đẹp. Tại khu vực hồ Hoàn Kiếm, nơi người Hà Nội thường gọi là “trái tim của trái tim”, trước ngày khai mạc Festival Thu Hà Nội năm 2024 (20-9), nhiều nhóm thợ tích cực dựng các mô hình trang trí, tiểu cảnh, gian hàng... Cột cờ Hà Nội, Ga Hàng Cỏ, Ô Quan Chưởng, cửa hàng mậu dịch... dần hiện lên, sống động và đẹp mắt. Bất chấp trời mưa vẫn luôn chân luôn tay để hoàn thành công việc cho kịp tiến độ, anh Cao Khắc Văn cho biết: "Do công việc khẩn trương lại yêu cầu cao về thiết kế, thi công nên chúng tôi phải làm ngày làm đêm với hy vọng góp phần nhỏ vào thành công của sự kiện tôn vinh mùa thu đầy ý nghĩa của Thủ đô".
Ngày 14-9, Chủ tịch UBND TP Hà Nội ký ban hành Công điện số 17/CĐ-UBND về việc tập trung đẩy mạnh công tác thu dọn cây xanh gãy, đổ sau bão số 3 trên địa bàn các quận nội thành và hoàn thành xong trước ngày 20-9. Các đơn vị, người dân Hà Nội đang nỗ lực hết mình để chuẩn bị tốt nhất có thể cho thời điểm kỷ niệm. Hai tuần tới, Hà Nội sẽ có nhiều hoạt động đón mừng Ngày giải phóng Thủ đô như: Tổ chức tuần phim kỷ niệm; liên hoan ảnh nghệ thuật vùng Đồng bằng sông Hồng; Ngày hội Văn hóa vì hòa bình; các hoạt động thể thao quy mô cấp quốc gia và Hà Nội mở rộng, gắn với tuyên truyền kỷ niệm 25 năm Thủ đô Hà Nội được UNESCO vinh danh là "Thành phố vì hòa bình", kỷ niệm Ngày giải phóng Thủ đô...
MINH THÔNG
Tin mới
Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng
Chiều 20/5, dưới sự giám sát của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, các tổ công tác thuộc Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra nhiều cửa hàng thời trang có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng tại các tuyến phố du lịch trung tâm Thành phố.
Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.
Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận vừa tiến hành xác minh và tổ chức kiểm tra đột xuất cơ sở bán hàng online qua các kênh zalo, Facebook, phát hiện lượng lớn quần áo vi phạm.
Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương
Ngày 19/5/2025, Đội QLTT số 8, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh B.V.P có địa chỉ tại Khối 11, thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương với mức phạt tiền 10 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu.
Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Thực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 17/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 19/5/2025 của UBND tỉnh Lào Cai mở cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai và chỉ đạo của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai mở đợt cao điểm đấu tranh, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuốc, sữa, sản phẩm bảo vệ sức khoẻ giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2025.
Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ
Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình phối hợp cùng Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Ninh Bình kiểm tra và xử lý cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em có hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu và kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh
Trong thời gian từ ngày 14 đến 21/5/2025, Chi cục Điều tra chống buôn lậu (Cục Hải quan) phối hợp với Đội Kiểm soát chống buôn lậu số 1 và Hải quan khu vực VI liên tiếp phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Chi Ma (tỉnh Lạng Sơn).