• Click để copy

Hà Nội: Tìm về “cái nôi” của nghề chạm khắc gỗ mỹ nghệ

Làng Thiết Úng, huyện Đông Anh, Hà Nội có nghề chạm khắc gỗ từ khoảng thế kỷ XVII. Nơi đây, những nghệ nhân tài hoa vẫn đang tiếp tục thổi hồn vào từng thớ gỗ, kể câu chuyện về một làng nghề truyền thống đã kéo dài hàng trăm năm lịch sử.

Không ai biết rõ làng Thiết Úng có nghề tạc tượng, chạm khắc gỗ chính xác từ khi nào, chỉ biết rằng, thuở xưa, sản phẩm làm ra chỉ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong làng. Sau đó, sản phẩm được yêu thích, tiếng tăm lan rộng, nhiều người dân được chọn vào cung vua để trang trí cung điện, lăng tẩm. Thôn Thiết Úng hai lần được vua nhà Nguyễn ban tặng sắc phong ca ngợi tay nghề khéo léo cho những người thợ lành nghề.

Hà Nội: Tìm về “cái nôi” của nghề chạm khắc gỗ mỹ nghệ
Làng Thiết Úng, huyện Đông Anh, Hà Nội có nghề chạm khắc gỗ lâu đời. 

Người dân nơi đây đã xây dựng nên nhà thờ tổ nghề của làng Thiết Úng để tỏ lòng tri ân với các bậc tiền nhân đã khai sáng và truyền dạy nghề mộc, trao truyền qua bao thế hệ dân làng. Và nhà thờ tổ nghề được xây dựng bên trái đình Thiết Úng như một biểu tượng thiêng liêng của lòng biết ơn và sự kế thừa.

Từ năm 2000 trở lại đây, nhờ làm ăn phát đạt, thợ làng nghề Thiết Úng đã đóng góp kinh phí để tu bổ, tôn tạo và mua đồ thờ, làm cho nhà thờ ngày một khang trang và tôn nghiêm. Hằng năm, vào ngày 12 đến ngày 18 tháng Giêng, cùng với lễ hội tổ chức ở đình, tại nhà thờ tổ nghề, các gia đình trong thôn đều dâng lễ vật lên cúng tổ và trưng bày những sản phẩm đẹp nhất, tinh xảo nhất tại sân nhà thờ tổ nghề. 

Hà Nội: Tìm về “cái nôi” của nghề chạm khắc gỗ mỹ nghệ
 Nhà thờ tổ nghề mộc thôn Thiết Úng, xã Vân Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Truyền ở thôn Thiết Úng, Xã Vân Hà, Huyện Đông Anh, TP Hà Nội kể: “Tôi từ nhỏ đã tiếp xúc với nghề mộc vì làng tôi có truyền thống làm nghề này hàng trăm năm. Bố tôi làm ở hợp tác xã thủ công ngày xưa, chuyên làm chạn bát bằng ngà. Sau đó, chuyển sang làm đồ gỗ. Khi tôi lớn lên, tôi thường giúp bố đục đẽo vào buổi chiều sau giờ học. Nhờ đó, tôi dần thành thạo nghề. Trước khi đi bộ đội, tôi đã làm được tất cả các mẫu mã mà các cụ để lại.”

Nghệ nhân Hoàng Đức Thư - Thôn Thiết Úng, Xã Vân Hà, Huyện Đông Anh, TP Hà Nội - cũng kể về tình yêu nghề của mình: “Từ khi còn nhỏ, chứng kiến hoạt động của làng nghề đã khiến tôi rất thích thú. Khoảng 6, 7 tuổi, tôi đã bắt đầu làm quen với nghề bằng cách lấy đất sét về nặn những hình thù đơn giản. Niềm đam mê với nghề dần lớn lên, sau đó tôi đi làm nghề luôn!”

Có lẽ, chính nhờ truyền thống "cha truyền con nối" ấy mà làng Thiết Úng đã gìn giữ được ngọn lửa nghề qua bao thế hệ. Làng Thiết Úng nơi đây không chỉ là một làng nghề, mà còn là một bản hòa ca của sự sáng tạo, nơi mỗi mái nhà, mỗi xưởng gỗ đều ngân lên những giai điệu riêng biệt. Ở đây, không có sự sao chép, không có sự rập khuôn. Mỗi gia đình, mỗi nghệ nhân đều mang trong mình một phong cách riêng, một dấu ấn riêng, như những nốt nhạc độc đáo góp phần tạo nên bản sắc chung của làng nghề.

Hà Nội: Tìm về “cái nôi” của nghề chạm khắc gỗ mỹ nghệ
Mỗi gia đình, mỗi nghệ nhân đều mang trong mình một phong cách riêng, một dấu ấn riêng. 

Nghệ nhân Đỗ Văn Cường - Chủ tịch Hội làng nghề chạm khắc gỗ mỹ nghệ Thiết Úng - cho biết: “Chúng tôi không phát triển theo hướng sản xuất hàng loạt, mà tập trung vào sự phát triển cá nhân của từng nghệ nhân. Mỗi gia đình, mỗi cá nhân, mỗi nghệ nhân đều có một dòng sản phẩm riêng, không ai giống ai. Đây chính là lý do tại sao chúng tôi có thể làm việc cùng nhau một cách hài hòa và hiệu quả. Sự đa dạng và độc đáo trong sản phẩm của mỗi nghệ nhân không chỉ tạo nên sức hấp dẫn cho làng nghề mà còn thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển không ngừng của mỗi cá nhân. Đây cũng là lý do tại sao các nghệ nhân ở làng nghề của chúng tôi chưa có ai phải chuyển nghề, mặc dù ở các làng khác có nhiều người đã phải làm vậy. Một số thợ giỏi ở làng tôi cũng chuyển nghề, nhưng đó là do yếu tố khách quan như sức khỏe kém hoặc tuổi tác cao, chứ không phải vì không còn khả năng làm nghề.”

Nghệ thuật chạm khắc gỗ không chỉ đòi hỏi sự khéo léo của đôi bàn tay, mà còn là cuộc đối thoại thầm lặng giữa người nghệ nhân và linh hồn của gỗ. Làm việc với gỗ, giống như trò chuyện với thiên nhiên. Mỗi khúc gỗ lũa, với những đường nét uốn lượn, những vết tích thời gian in hằn, đều mang trong mình một câu chuyện riêng, một vẻ đẹp riêng biệt. Nhiệm vụ của người nghệ nhân là lắng nghe, thấu hiểu và tôn trọng những gì tạo hóa đã ban tặng, và trở thành người dẫn chuyện tài ba, kể lại câu chuyện ấy bằng ngôn ngữ của hình khối và đường nét.

Thị trường ngày càng khắt khe, đòi hỏi cao về chất lượng và tính thẩm mỹ. Để tồn tại và phát triển, làng nghề Thiết Úng không thể đứng yên một chỗ, mà phải không ngừng đổi mới, nâng cao trình độ tay nghề. Tuy nhiên, giữa những bộn bề lo toan của cuộc sống, những trăn trở về tương lai của làng nghề vẫn luôn thường trực trong tâm trí nghệ nhân. Theo nghệ nhân Nguyễn Văn Truyền: “Cái khó khăn đối mặt ở điểm này là khi mở cửa một thời gian, hàng hóa bán chạy quá, làm thế nào cũng bán được. Chính vì dễ bán mà lớp trẻ coi thường, đến lúc khó khăn mới biết trình độ mới là quan trọng. Vì vậy, cần phải suy nghĩ và làm hàng đạt chất lượng, kỹ thuật tốt thì dù thị trường có khó khăn thì vẫn có thể phục vụ hàng trong nước. Cơ bản là trình độ. Cái nhận thức đầu tiên là phải đam mê và nghiên cứu, đi lối riêng, thay đổi mẫu, thay đổi nguyên vật liệu cho phù hợp với từng thời kỳ.”

Hà Nội: Tìm về “cái nôi” của nghề chạm khắc gỗ mỹ nghệ
Nghệ nhân Nguyễn Văn Truyền luôn trăn trở giữ nghề và phát triển nghề. 

Nghệ nhân Truyền cũng bày tỏ mong muốn nhận được sự giúp đỡ, phối hợp của các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử và cả các họa sĩ, nhà điêu khắc, chuyên gia ngành mỹ thuật bởi: “Chúng tôi là nghề dân gian, cha truyền con nối nên khó tránh được sự kém chuẩn xác về tỷ lệ, góc cạnh, chẳng hạn như tư thế ngồi, đứng của nhân vật thể hiện có phần hạn chế. Ngoài ra, về trang phục của các nhân vật lịch sử cũng rất cần chuẩn xác đúng thời kỳ, đúng kiểu cách… Nếu được giới chuyên gia giúp đỡ giải quyết những vấn đề này thì sản phẩm của chúng tôi sẽ càng chất lượng hơn!”

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, làng Thiết Úng vẫn giữ vững được hồn cốt của một làng nghề truyền thống, nơi những người con đất Việt gửi gắm tâm hồn và khát vọng vào từng thớ gỗ. 

Bài, ảnh: THÙY LINH

Tin mới

Ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
Ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Sáng 12-11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành (1954-2024) và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-1982/20-11-2024); đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Chính phủ đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Chính phủ đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân

Chiều 12-11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trả lời chất vấn, báo cáo làm rõ các vấn đề liên quan đến điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Báo chí và mạng xã hội: Cạnh tranh hay hợp tác?
Báo chí và mạng xã hội: Cạnh tranh hay hợp tác?

Đại biểu Hoàng Đức Thắng (đoàn Quảng Trị) nêu quảng cáo là nguồn thu quan trọng của báo chí và trận địa cạnh tranh khốc liệt giữa báo chí với mạng xã hội, nhưng báo chí đang lép vế và thua trên sân nhà với 80% doanh thu quảng cáo "chảy" về mạng xã hội.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Đến tháng 6-2025, phủ sóng di động tất cả những vùng lõm sóng
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Đến tháng 6-2025, phủ sóng di động tất cả những vùng lõm sóng

Không có sóng di động ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người dân. Chính vì vậy, chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, nhiều đại biểu quan tâm tới các giải pháp xóa vùng lõm sóng viễn thông.

Hội nghị liên tịch giữa Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào)
Hội nghị liên tịch giữa Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào)

Sáng 12-11, tại Bộ CHQS tỉnh Kon Tum đã diễn ra Hội nghị liên tịch thường niên lần thứ XIX năm 2024 giữa Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào). Đại tá Nguyễn Thế Vinh, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Thiếu tướng Xokxay Phimmala, Chỉ huy trưởng Chính trị Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào) đồng chủ trì hội nghị.

Kinh doanh giầy giả, Hộ kinh doanh bị xử phạt 16 triệu đồng
Kinh doanh giầy giả, Hộ kinh doanh bị xử phạt 16 triệu đồng

Đội QLTT số 2 Cục QLTT tỉnh Hải Dương vừa tổ chức giám sát việc tiêu huỷ 97 đôi giầy thể thao giả mạo nhãn hiệu “Adidas và hình” là tang vật trong vụ việc buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu.