• Click để copy

Hoàn thiện thể chế cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Ngày 27-10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XV, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, sự điều hành của Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và thảo luận về dự thảo luật.

Không làm tăng biên chế, ngân sách

Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là lực lượng do chính quyền địa phương thành lập trên cơ sở tự nguyện của người dân để hỗ trợ công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Trong báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, vấn đề được nhiều người quan tâm trong dự thảo luật là nguồn ngân sách bảo đảm cho hoạt động của hàng trăm nghìn người thuộc lực lượng này.

Các ý kiến cho rằng, số lượng người tham gia lực lượng này không chỉ dừng lại ở con số khoảng 300.000 người như tờ trình dự án luật do Chính phủ trình và sẽ tăng kinh phí, ngân sách bảo đảm. Vì vậy, đề nghị Chính phủ có số liệu cụ thể chứng minh "không làm tăng biên chế", "không làm tăng ngân sách" so với thực tiễn hiện nay.

Hoàn thiện thể chế cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
Phiên họp diễn ra dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, sự điều hành của Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương. Ảnh: VPQH

Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dẫn báo cáo của Chính phủ cho biết, tính đến tháng 12-2022, toàn quốc có 84.721 thôn/tổ dân phố. Nếu mỗi thôn/tổ dân phố đều thành lập tổ bảo vệ an ninh, trật tự, với 84.721 tổ cần có ít nhất 254.163 người tham gia (mỗi tổ cần ít nhất 3 người).

Dự kiến, tổng kinh phí cần chi để bảo đảm thực hiện theo quy định của dự thảo luật là 3.505 tỷ đồng/năm. Đồng thời, do dự thảo luật quy định mỗi tổ bảo vệ an ninh, trật tự có thể phụ trách một hoặc một số thôn/tổ dân phố, nên tổng số tổ có thể giảm xuống, kéo theo tổng kinh phí cũng giảm.

Trong khi đó, thực tiễn hiện nay, toàn quốc có 298.688 người tham gia hoạt động trong lực lượng bảo vệ dân phố, công an xã bán chuyên trách đang được tiếp tục sử dụng và các chức danh đội trưởng, đội phó đội dân phòng.

Các địa phương trong cả nước đang chi trả cho tổ chức, hoạt động, chế độ, chính sách, bảo đảm điều kiện hoạt động cho các lực lượng này khoảng 3.570 tỷ đồng/năm (tính theo mức lương cơ sở mới). "Với cách dự tính như vậy sẽ không tăng về số lượng người tham gia và không tăng về tổng kinh phí bảo đảm so với thực tiễn hiện nay. Về lâu dài, tổng số lượng thôn/tổ dân phố tiếp tục giảm do sáp nhập nên các địa phương sẽ có điều kiện tập trung bảo đảm chế độ, chính sách tốt hơn cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở", Ủy ban Thường vụ Quốc hội viện dẫn tính toán của Chính phủ.

Cân nhắc độ tuổi người tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Qua thảo luận, đa số đại biểu Quốc hội tán thành với báo cáo giải trình, chỉnh lý dự thảo luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Các đại biểu Quốc hội đề nghị dự thảo luật cần bảo đảm cơ cấu tổ chức, cơ chế, chính sách để phát huy vai trò của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở như cánh tay nối dài của lực lượng công an xã ở địa phương.

Về vấn đề cụ thể, một số đại biểu băn khoăn khi chưa quy định giới hạn độ tuổi tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Một số ý kiến đề nghị bổ sung quy định độ tuổi tối đa khi tham gia lực lượng này là không quá 65 tuổi, điều này nhằm bảo đảm tiêu chuẩn thể chất, sức khỏe để phân công nhiệm vụ.

Ở góc độ khác, có đại biểu cho rằng, dự thảo luật đã có những quy định cụ thể về sức khỏe. Nếu quy định cứng độ tuổi tham gia sẽ rất khó khăn trong việc tuyển chọn người có đủ uy tín, hiểu biết ở cộng đồng vào lực lượng. Nêu ví dụ, theo đại biểu, với một số địa bàn như miền núi, Tây Nguyên-nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, địa bàn rộng, vai trò nắm tình hình, vận động quần chúng nhân dân của những người có uy tín trong cộng đồng, thường là các bậc cao niên, già làng, trưởng bản... là rất quan trọng.

Trong Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho biết, nhiều ý kiến đề nghị bổ sung độ tuổi tối đa với lực lượng này không quá 65 tuổi.

Tuy nhiên, dự thảo đã quy định một trong các tiêu chuẩn để công dân được tuyển chọn tham gia lực lượng an ninh cơ sở là bảo đảm yêu cầu về sức khỏe. Dự thảo luật cũng đã được chỉnh lý theo hướng cho thôi tham gia lực lượng trong trường hợp có đơn xin thôi tham gia, không bảo đảm sức khỏe, không chấp hành nhiệm vụ được giao từ hai lần trở lên mà không có lý do chính đáng, vi phạm pháp luật hình sự đã có quyết định khởi tố bị can hoặc bị áp dụng biện pháp ngăn chặn.

Đề xuất thí điểm một số cơ chế đặc thù đầu tư dự án giao thông

Buổi chiều, Quốc hội nghe tờ trình, báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ; sau đó thảo luận ở tổ về: Việc điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 53/2017/QH14 ngày 24-11-2017 của Quốc hội về Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành; Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.

Dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ quy định thí điểm một số cơ chế, chính sách đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ là: Tỷ lệ vốn nhà nước tham gia trong dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP); thẩm quyền thực hiện đầu tư dự án đường quốc lộ, đường cao tốc, dự án giao thông đường bộ đi qua nhiều địa phương; cơ chế, chính sách đặc thù trong khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và cơ chế đặc thù áp dụng đối với các dự án sử dụng nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2022.

Thảo luận tại tổ về nội dung này, một số ý kiến các đại biểu nhấn mạnh tới sự cần thiết và cơ sở ban hành nghị quyết. Trong đó, đánh giá cao chính sách quy định tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án đầu tư theo phương thức PPP không quá 70% tổng mức đầu tư của dự án như trong dự thảo nghị quyết. Chính sách này nhằm tạo động lực hơn nữa trong việc thu hút, huy động vốn đầu tư tư nhân, bảo đảm hiệu quả tài chính dự án, hấp dẫn các nhà đầu tư và các tổ chức tín dụng.

Một số ý kiến phân tích, theo quy định hiện hành, tỷ lệ vốn nhà nước tham gia trong các dự án PPP đang được quy định không vượt quá 50% tổng mức đầu tư đang gây ra khó khăn cho một số cơ quan, địa phương. Thực tế cho thấy, một số dự án giao thông đường bộ có tổng mức đầu tư lớn, trong khi nhu cầu vận tải chưa cao nên cần có sự tham gia vốn nhà nước nhiều hơn để bảo đảm tính khả thi khi kêu gọi đầu tư theo phương thức PPP. Ngoài ra, có một số dự án đi qua khu vực đồng bằng có nhu cầu giải phóng mặt bằng nhiều, chiếm tỷ lệ cao trong tổng mức đầu tư dự án. Nếu áp dụng tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP theo quy định hiện hành sẽ khó bảo đảm hiệu quả tài chính và không thể hấp dẫn các nhà đầu tư để triển khai theo phương thức PPP.

Ngày 30-10, Quốc hội tiếp tục làm việc.

VŨ DUNG

Bài liên quan

Tin mới

Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.

Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân
Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân

Do ảnh hưởng của bão số 4, từ chiều 19-9 trên địa bàn huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) có mưa vừa, mưa to đến rất to gây chia cắt các ngầm tràn trên các tuyến quốc lộ, đường liên xã, đường nội thôn ở một số địa phương. Đặc biệt, tại một số khu vực thuộc huyện Hướng Hóa có nguy cơ sạt lở núi gây ảnh hưởng đến tính mạng, đời sống nhân dân.

Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4
Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4

Do ảnh hưởng của bão số 4, đến 5 giờ sáng 20-9, các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Lệ Thủy và thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) đã tổ chức sơ tán 874 hộ với 3.059 người ra khỏi vùng có nguy cơ cao do sạt lở.

Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 269/KH-UBND về việc triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh tháng 9 và quý IV/2024.

Lào Cai: Hoàn thành 25 căn nhà tạm cho bà con trong thôn Làng Nủ vào ngày 21-9
Lào Cai: Hoàn thành 25 căn nhà tạm cho bà con trong thôn Làng Nủ vào ngày 21-9

Ngày 20-9, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Bảo Yên Đặng Văn Mạnh cho biết, nếu thời tiết thuận lợi, ngày 21-9 sẽ chuyển 25 hộ dân trong thôn Làng Nủ đã mất nhà do mưa lũ và các hộ đang trong diện nguy cơ sạt cao sang khu nhà tạm, nhằm đảm bảo an toàn.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội 8 tháng đầu năm tăng hơn 13%
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội 8 tháng đầu năm tăng hơn 13%

Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, trong 8 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn Thành phố ước tính đạt 12,4 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2023.