Hội thảo về bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên thế giới
Chiều 8-8, tại Quảng Ninh, Viện Địa lý nhân văn, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo “Bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên thế giới - Chính sách và giải pháp thực hiện”.
Hội thảo tập trung vào các nội dung về thực trạng bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên trên thế giới và tại khu vực vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Cát Bà của Việt Nam.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến những khó khăn, thách thức trong việc bảo tồn, phát huy và khai thác các giá trị di sản thiên nhiên tại Việt Nam là nhận thức về mối quan hệ giữa di sản thiên nhiên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững của người dân và các cấp chính quyền còn hạn chế. Đồng thời, cách hiểu hạn hẹp về bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên cũng dẫn đến hạn chế trong hành động. Hơn nữa, các thói quen trong sản xuất và sinh hoạt hằng ngày đã dẫn đến các vấn đề về ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường di sản thiên nhiên nói riêng.
![]() |
TS Phạm Thị Trầm phát biểu tại hội thảo. |
Phát biểu tham luận tại hội thảo, TS Phạm Thị Trầm, Viện Địa lý, Chủ nhiệm chương trình, thông tin về một số nỗ lực của quốc tế trong việc bảo tồn các di sản thiên nhiên thế giới cũng như bài học từ thành công về bảo tồn di sản thiên nhiên tại Rạn san hô Great Barrier (Australia).
Theo TS Phạm Thị Trầm, để bảo vệ thành công di sản thiên nhiên thế giới là sự tổng hòa của các biện pháp như: Sự quản trị và hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ, chính quyền địa phương và các bên có liên quan; có kế hoạch bảo vệ đa dạng sinh học dài hạn và nỗ lực bảo tồn của cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức về bảo tồn và khuyến khích các sáng kiến do cộng đồng khởi xướng…
![]() |
Quang cảnh Hội thảo “Bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên thế giới - Chính sách và giải pháp thực hiện”. |
Hội thảo thống nhất nhận định, cần đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên, giúp mọi người hiểu được đầy đủ giá trị của di sản và tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên, qua đó tạo sự thống nhất trong nhận thức và chuyển biến thành hành động. Trên cơ sở đó, các đại biểu đã cung cấp các thông tin hữu ích về các chính sách và giải pháp thực hiện bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên thế giới và một số di sản thiên nhiên ở Việt Nam như: Vịnh Hạ Long, quần đảo Cát Bà...
Tin, ảnh: PHƯƠNG PHƯƠNG
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.