• Click để copy

Hôm nay (20-6), Quốc hội thảo luận về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030

Theo chương trình làm việc Kỳ họp thứ bảy, hôm nay (20-6), Quốc hội thảo luận về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065...

Chương trình làm việc cụ thể hôm nay:

Buổi sáng: Quốc hội thảo luận ở hội trường về: Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065;

Sau đó, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15.

Buổi chiều, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Địa chất và khoáng sản; sau đó, Quốc hội thảo luận ở tổ về: Dự án Luật Địa chất và khoáng sản; Dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.

Hôm nay (20-6), Quốc hội thảo luận về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030
 Quang cảnh phiên họp Quốc hội tại Kỳ họp thứ bảy. 

* Hôm qua (19-6), Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 20 của Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe: Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035. Tại phiên thảo luận đã có 29 ý kiến đại biểu Quốc hội phát biểu, trong đó có 3 ý kiến đại biểu Quốc hội tranh luận.

Các ý kiến đại biểu cơ bản nhất trí với sự cần thiết đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 và nhấn mạnh đây là một Chương trình quan trọng, có nội dung rất rộng, phản ánh ở tất cả các lĩnh vực, nhằm cụ thể hóa và đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả các quan điểm chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về phát triển văn hóa; thể chế các tư tưởng hiến định về văn hóa trong Hiến pháp năm 2013 và các nghị quyết của Đảng, góp phần tích cực cho quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đất nước, xây dựng văn hóa thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh và là hồn cốt của dân tộc.

Nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội nhấn mạnh yêu cầu bảo đảm tính đồng bộ, tương thích, khả thi giữa việc xác định các quan điểm chính sách và hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu, tổng vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, phân kỳ đầu tư, nhiệm vụ, giải pháp các nội dung thành phần của chương trình bảo đảm các nội dung Quốc hội thông qua chủ trương phải thực sự là những nội dung quan trọng, cấp thiết, có tính ưu tiên.

Có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị cần phát huy tối đa các bài học kinh nghiệm để xây dựng chương trình thực sự thiết thực, đúng tiêu chí, tầm vóc của Chương trình mục tiêu quốc gia như kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Nhiều ý kiến đại biểu đề nghị cần làm rõ hơn một số nội dung trong 10 nhóm nội dung thành phần với hệ thống chỉ tiêu cho sát thực tiễn để thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng cho ý kiến về vấn đề nguồn lực, phân bổ nguồn lực, cơ chế thực hiện nguồn lực, tỷ lệ đối ứng của địa phương, việc huy động xã hội hóa nguồn lực để thực hiện chương trình; vai trò của Chính phủ, cơ quan thường trực và các cơ quan có liên quan trong việc hướng dẫn triển khai tổ chức thực hiện chương trình.

Kết thúc thảo luận, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Buổi chiều, dưới sự điều hành của Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe các nội dung: (1) Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Phòng không nhân dân; (2) Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Phòng không nhân dân; (3) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15; (4) Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15.

Sau đó, Quốc hội thảo luận ở tổ về: Dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Dự án Luật Phòng không nhân dân.

THANH HẢI

Bài liên quan

Tin mới

Chuyển đổi số trong nông nghiệp: Xu thế tất yếu để phát triển bền vững
Chuyển đổi số trong nông nghiệp: Xu thế tất yếu để phát triển bền vững

Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra sâu rộng trên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, việc ứng dụng công nghệ số vào hoạt động xúc tiến thương mại đang trở thành xu thế tất yếu, đặc biệt đối với ngành nông nghiệp – lĩnh vực vốn còn nhiều hạn chế về tiếp thị và kết nối thị trường.

Thủ tướng yêu cầu tổ chức lễ khởi công, khánh thành trực tuyến đồng loạt các công trình lớn
Thủ tướng yêu cầu tổ chức lễ khởi công, khánh thành trực tuyến đồng loạt các công trình lớn

Ngày 7-4-2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 33/CĐ-TTg về việc tổ chức lễ khởi công, khánh thành các công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 46%: Việt Nam ứng phó ra sao?
Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 46%: Việt Nam ứng phó ra sao?

Lắng nghe ý kiến tham vấn từ các doanh nghiệp; giảm thuế đối với một số nhóm mặt hàng, ngành hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam, rà soát để xem xét, gỡ bỏ các rào cản kỹ thuật; ứng phó với vấn đề chống gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp; tăng cường nhập khẩu hàng hóa xuất xứ từ Hoa Kỳ… hàng loạt biện pháp Việt Nam đã và đang tích cực triển khai, nhằm sớm tìm được tiếng nói chung trong giải quyết vấn đề áp thuế nhập khẩu hàng hóa.

Đề xuất Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm giao chủ đầu tư thực hiện dự án nhà ở cho lực lượng vũ trang
Đề xuất Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm giao chủ đầu tư thực hiện dự án nhà ở cho lực lượng vũ trang

Bộ Xây dựng chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội và đề xuất Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm giao chủ đầu tư dự án nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân.

Đề xuất ưu đãi lương hưu với lực lượng làm công việc đặc biệt
Đề xuất ưu đãi lương hưu với lực lượng làm công việc đặc biệt

Tại khoản 3 Điều 18 Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) về BHXH bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, Bộ Quốc phòng đề xuất:

Đà Nẵng sẵn sàng khoảng 700 giường bệnh điều trị sởi
Đà Nẵng sẵn sàng khoảng 700 giường bệnh điều trị sởi

Ngày 7-4, Sở Y tế thành phố Đà Nẵng thông tin, trước tình hình bệnh sởi trên địa bàn thành phố tăng cao, Sở đã chỉ đạo các đơn vị, cơ sở y tế và các cơ quan liên quan triển khai nhiều biện pháp phòng, chống.