• Click để copy

Hôm nay (24-6), Quốc hội bàn về công tác nhân sự và bế mạc Kỳ họp thứ năm

Theo chương trình Kỳ họp thứ năm, hôm nay, ngày 24-6, Quốc hội tiến hành công tác nhân sự; biểu quyết thông qua một số luật, nghị quyết và bế mạc kỳ họp.

Chương trình làm việc cụ thể hôm nay, thứ bảy, ngày 24-6-2023:

Quốc hội họp phiên bế mạc Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV:

- Tiến hành công tác nhân sự;

- Thảo luận về dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở;

- Biểu quyết thông qua: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh; Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”; Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn; Nghị quyết Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV

Hôm qua, thứ sáu, ngày 23-6, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 22 của Kỳ họp thứ năm với các phiên họp toàn thể tại hội trường dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Quang cảnh phiên họp ngày 23-6. Ảnh: VPQH 
Quang cảnh phiên họp ngày 23-6. Ảnh: VPQH 

Buổi sáng

Nội dung 1: Dưới sự điều hành của Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi); sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Đấu thầu (sửa đổi) bằng hình thức biểu quyết điện tử, kết quả như sau: Có 474 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 95,95% tổng số ĐBQH), trong đó có 460 đại biểu tán thành (bằng 93,12% tổng số ĐBQH), có 4 đại biểu không tán thành (bằng 0,81% tổng số ĐBQH), có 10 đại biểu không biểu quyết (bằng 2,02% tổng số ĐBQH).

Nội dung 2: Dưới sự điều hành của Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.

Tại phiên thảo luận đã có 14 đại biểu phát biểu, trong đó ý kiến các đại biểu cơ bản tán thành sự cần thiết ban hành Luật và nhiều nội dung của dự thảo Luật.

Bên cạnh đó, các đại biểu đã thảo luận, xem xét, đánh giá, phân tích và đề nghị tiếp tục nghiên cứu kỹ nhiều vấn đề như: Phạm vi điều chỉnh, sự thống nhất trong hệ thống pháp luật, áp dụng pháp luật về quản lý công trình quốc phòng, khu quân sự trên biển; giải thích từ ngữ “công trình lưỡng dụng”, “di tích được xếp hạng”, “công trình do lịch sử để lại”;

Nguyên tắc quản lý, phân loại, phân nhóm công trình quốc phòng và khu quân sự; việc bảo quản, bảo trì, chuyển đổi mục đích sử dụng công trình quốc phòng và khu quân sự, nhất là chuyển đổi sử dụng đất quốc phòng, giải quyết các tồn tại do lịch sử để lại; việc xác định phạm vi bảo vệ, chế độ bảo vệ đối với khu cấm, khu vực bảo vệ vành đai an toàn công trình quốc phòng và khu quân sự;

Chính sách đối với lực lượng thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; chế độ, chính sách đối với địa phương, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự trong trạng thái thường xuyên cũng như trong chuyển tiếp vào các trạng thái quốc phòng.

Kết thúc phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Buổi chiều (Phiên họp được truyền hình trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam)

Nội dung 1: Dưới sự điều hành của Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi); sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết bằng hình thức biểu quyết điện tử.

Kết quả như sau: Có 473 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 95,75% tổng số ĐBQH), trong đó có 470 đại biểu tán thành (bằng 95,14% tổng số ĐBQH), có 1 đại biểu không tán thành (bằng 0,20% tổng số ĐBQH), có 2 đại biểu không biểu quyết (bằng 0,40% tổng số ĐBQH).

Nội dung 2: Dưới sự điều hành của Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Tại phiên thảo luận có 12 đại biểu phát biểu, 2 đại biểu tranh luận, trong đó ý kiến các đại biểu cơ bản tán thành sự cần thiết sửa đổi Luật để thể chế hóa chủ trương của Đảng về phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững thị trường bất động sản; quản lý chặt chẽ, cơ cấu lại thị trường bất động sản, đất đai, tài nguyên đất; minh bạch hóa thị trường, tạo công bằng xã hội đối với từng nhóm chính sách.

Bên cạnh đó, các đại biểu đã tập trung thảo luận về: Phạm vi, đối tượng điều chỉnh và các quy định có liên quan đến kinh doanh bất động sản; giải thích từ ngữ; nguyên tắc kinh doanh bất động sản; giao dịch bất động sản; hợp đồng trong kinh doanh bất động sản; trách nhiệm của chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản; điều kiện chuyển nhượng dự án bất động sản; bất động sản hình thành trong tương lai; thanh toán, bảo lãnh trong mua, bán nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai; thủ tục để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; việc xây dựng và quản lý hệ thống thông tin dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản; các hành vi bị cấm…

Các đại biểu cũng đề nghị cần quy định cụ thể hơn về sàn giao dịch bất động sản, môi giới bất động sản, về công chứng, đặt cọc, thanh toán trong giao dịch kinh doanh bất động sản; tiếp tục rà soát và quy định cụ thể hơn về nguyên tắc, điều kiện kinh doanh bất động sản và quyền sử dụng đất; bổ sung việc mua, bán nhà ở, công trình xây dựng phải gắn liền với quyền sử dụng đất hoặc không gian sử dụng đất gắn liền với đất vào nội dung dự thảo tại Điều 15 về điều kiện của nhà ở, công trình xây dựng đưa vào kinh doanh; tiếp tục hoàn thiện quy định về nguồn lực và cơ chế huy động xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác hệ thống thông tin về đất đai, nhà ở và thị trường bất động sản…

Kết thúc phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

HẢI THANH

Bài liên quan

Tin mới

Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời
Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời

Ngày 19-9, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã ký công điện về việc di dời người dân đến nơi an toàn để ứng phó với bão số 4 và mưa lớn.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4
Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4

Trước diễn biến của bão số 4, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động triển khai các phương án phòng, chống và ứng phó.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV

Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Quốc hội Liên bang Nga Valentina Matvienko, ngày 18-9, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV bằng hình thức phát biểu ghi hình.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Từ ngày 21-27/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và sau đó sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cuba.

Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp
Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện ngay các giải pháp để di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp, thuộc diện phải phá dỡ theo quy định.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ

Ngày 18-9, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết sẽ cung ứng bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bị bão lũ.