• Click để copy

Indonesia sẽ áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần theo dõi sát thông tin thị trường

Trước sức ép to lớn của các doanh nghiệp và người công nhân lao động về hàng hóa nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc, đặc biệt là nhóm hàng dệt may đang, tràn ngập thị trường Indonesia, Chính phủ Indonesia đã có những tuyên bố cam kết bảo vệ ngành dệt may nước này.

Thương vụ Việt Nam tại Indonesia cho hay, Bộ trưởng Bộ Thương mại Indonesia Zulkifli Hasan cho biết “Chính phủ Indonesia tái khẳng định cam kết bảo vệ ngành dệt may trong nước trước làn sóng hàng nhập khẩu dệt may tràn ngập thị trường nội địa, gây sức ép to lớn lên ngành dệt may, khiến cho lực lượng lao động ngành dệt may bị sa thải hàng loạt. Tổng thống Joko Widodo đã chuẩn thuận chính sách bảo vệ ngành dệt may, theo đó sẽ có ít nhất có 02 biện pháp sẽ áp dụng, đó là áp thuế chống bán phá giá và thuế tự vệ; các mức thuế tự vệ có thể từ mức 100-200%”.

Ngày 5/7/2024, Bộ trưởng Thương mại Indonesia cũng cho biết thêm, ngoài nhóm hàng dệt may, Chính phủ cũng cân nhắc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với các nhóm hàng khác: hàng điện tử, giày dép , gạch ốp lát và mỹ phẩm.

Các biện pháp phòng vệ sẽ nhanh chóng sớm được ban hành. Bộ trưởng Bộ Tài chính Indonesia tuyên bố Bộ này sẽ ban hành quyết định áp thuế ngay sau khi có thông báo đồng thuận của Bộ Thương mại và Bộ Công nghiệp. Thông báo của Bộ trưởng Thương mại Indonesia không chỉ rõ đích danh hàng nhập khẩu từ nước nào sẽ bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông, hiệp hội ngành hàng có liên quan của Indonesia đều đồng loạt lên tiếng chỉ rõ hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đang tràn ngập thị trường là nguyên nhân chủ đạo.

Ngành dệt may Indonesia đang trong giai đoạn khó khăn với số lượng đơn hàng xuất khẩu giảm, nhiều nhà máy đóng cửa. Số lượng công nhân bị sa thải nhiều. Theo số liệu chính thức của Cơ quan bảo hiểm an sinh xã hội của Indonesia, đã có 46,001 lao động trong ngành dệt may ngừng tham gia bảo hiểm trong giai đoạn từ tháng 1/2023-5/2024 (trong tổng số gần 600 ngàn lao động đăng ký tham gia bảo hiểm). Tuy nhiên, số liệu của hiệp hội ngành, trong giai đoạn trên đã có tới gần 140.000 lao động bị sa thải.

Theo Hiệp hội dệt Indonesia, thị trường nội địa Indonesia hiện không chỉ tràn nhập hàng Trung Quốc mà sản phẩm dệt may từ các nước khác có sự gia tăng trong Quý 1/2024 như: Bra-xin tăng 96,35%; Việt Nam tăng 4,85%; Malaysia tăng 3,79% và Singapore 25,19%. Dự kiến Quý 2/2024 còn gia tăng hơn nữa do sản xuất trong nước đang giảm. Các sản phẩm dệt may nhập lậu bán dưới giá thành hiện đang bán lan tràn trên các sàn thương mại điện tử và các chợ truyền thống bên cạnh các sản phẩm dệt may nhập khẩu hợp pháp. Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia cũng lên tiếng cần bảo vệ ngành dệt may. Đã có các biểu tình của công nhân ngành dệt may tại Jakarta ngày 3/7/2024 với 01 trong các yêu sách chính là phải thu hồi Quyết định số 08/2024 ngày 17/5/2024 (Quy định nới lỏng nhập khẩu hàng hóa) và cho Chính phủ thời hạn 07 ngày để xem xét quyết định nếu không sẽ tiếp tục có các cuộc biểu tình lớn của công nhân ngành dệt may.

Các ngành dệt may, giày dép, hàng điện tử dự kiến Indonesia áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đang là những mặt hàng xuất khẩu chính, rất quan trọng của Việt Nam sang thị trường Indonesia với tổng kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng này là 1,5 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Indonesia trong năm 2023 (Trong đó dệt may và nguyên liệu là 798,5 triệu USD-chiếm 15,7%; giày dép là 100 triệu USD - chiếm 2%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 233,6 triệu USD-chiếm 5%, điện thoại đi động 368 triệu USD-chiếm 7,3%); Các nhóm hàng này của Indonesia có lợi thế cạnh tranh so sánh thấp hơn các sản phẩm cùng loại đến từ các trung tâm sản xuất khác như Trung Quốc, Việt Nam, Maylaysia (hàng điện tử)…vì vậy nước này dự kiến áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại có khả năng không chỉ đối với sản phẩm của Trung Quốc mà còn có khả năng rất cao bao gồm cả các sản phẩm xuất khẩu từ nước khác trong đó có Việt Nam, đặc biệt khi nước này sử dụng biện pháp tự vệ thương mại toàn cầu. Việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với cả hàng hóa từ các nước ngoài Trung Quốc sẽ làm giảm áp lực chính trị từ Trung Quốc (nhà đầu tư và đối tác thương mại hàng đầu hiện nay của Indonesia) đối với Indonesia, tránh bị chỉ trích là phân biệt đối xử đối với riêng hàng hóa từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, việc giảm thêm sức cạnh tranh hàng hóa đến từ Việt Nam (đặc biệt ngành dệt may) phần nào sẽ giúp ngành dệt may nước này phục hồi đơn hàng (chuyển đơn hàng sản xuất hàng may mặc của các thương hiệu thời trang quốc tế tại Việt Nam sang Indonesia sản xuất để bán tại thị trường Indonesia…). Để xoa dịu sức ép dư luận, bảo vệ sản xuất trong nước, ngoài việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, nhiều khả năng Indonesia cũng sẽ thắt chặt trở lại kiểm soát nhập khẩu đối với các nhóm hàng này.

Trước động thái Chính phủ Indonesia sẽ áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại bảo vệ hàng hóa sản xuất trong nước, các doanh nghiệp, hiệp hội xuất khẩu Việt nam thuộc các nhóm hàng liên quan cần theo dõi sát sao thị trường, tham vấn các đơn vị hữu quan của Bộ Công Thương, Thương vụ Việt Nam tại Indonesia để có những giai pháp ứng phó trong trường hợp Indonesia áp dụng các biện pháp phòng vệ có liên quan tới hàng hóa xuất khẩu của Việt nam.

Bài liên quan

Tin mới

Công điện khẩn của Bộ Công Thương về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão
Công điện khẩn của Bộ Công Thương về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ban hành Công điện số 7229/CĐ-BCT ngày 18 tháng 9 năm 2024 về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.

Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão số 4: Đề phòng những diễn biến bất thường
Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão số 4: Đề phòng những diễn biến bất thường

Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đang có dấu hiệu di chuyển chậm lại và có khả năng hình thành bão số 4. Trước tình hình đó, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã bày tỏ lo ngại thời tiết có những diễn biến bất thường, khó lường.

Miền Trung: Nhiều địa phương cấm biển, sẵn sàng lực lượng cứu hộ, cứu nạn
Miền Trung: Nhiều địa phương cấm biển, sẵn sàng lực lượng cứu hộ, cứu nạn

Triển khai công tác ứng phó với áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) gần Biển Đông, ngày 18-9, nhiều địa phương tại miền Trung đã có lệnh cấm tàu, thuyền ra khơi; tổ chức lực lượng và phương tiện, sẵn sàng triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn.

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Sáng 18-9, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII khai mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc hội nghị.

Cảnh sát 141 hóa trang, chặn bắt 45 "quái xế" trong đêm Trung thu
Cảnh sát 141 hóa trang, chặn bắt 45 "quái xế" trong đêm Trung thu

Sáng 18-9, đại diện Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT), Công an TP Hà Nội cho biết, các tổ công tác cảnh sát 141 Công an TP Hà Nội đã hóa trang, chặn bắt "quái xế" phóng xe máy lạng lách, nẹt pô tại các tuyến đường, địa bàn vui chơi trong đêm Trung thu.

Quân khu 1 trao hơn 2 tỷ đồng hỗ trợ các tỉnh trên địa bàn bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Quân khu 1 trao hơn 2 tỷ đồng hỗ trợ các tỉnh trên địa bàn bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Sau khi bão số 3 đổ bộ, gây thiệt hại lớn cho các tỉnh phía Bắc, hưởng ứng lời phát động, kêu gọi của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cơ quan, đơn vị LLVT Quân khu 1 đã và đang tích cực quyên góp tiền, hiện vật ủng hộ đồng bào vùng bão lũ.