• Click để copy

Khai mạc Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách: Chuẩn bị các nội dung trình Kỳ họp thứ bảy

Sáng 26-3, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV để thảo luận một số nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ bảy sắp tới.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì và phát biểu khai mạc hội nghị. Tham dự phiên khai mạc có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành cùng các cơ quan, tổ chức liên quan.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội rất quan tâm và thường xuyên tổ chức hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách.

Tại 4 hội nghị trước, các đại biểu đã đóng góp hơn 300 lượt ý kiến khác nhau. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 35 dự án luật, trong đó có 25 dự án luật được xin ý kiến đại biểu Quốc hội chuyên trách; các ý kiến rất xác đáng, được tiếp thu đầy đủ.

Một số dự án luật rất khó như dự án Luật Đất đai (sửa đổi), dự án Luật Khám, chữa bệnh (sửa đổi)…, qua lấy ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, chất lượng được nâng lên, đạt được sự thống nhất với sự biểu quyết cao của đại biểu khi xem xét, thông qua.

Khai mạc Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách: Chuẩn bị các nội dung trình Kỳ họp thứ bảy
 
Khai mạc Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách: Chuẩn bị các nội dung trình Kỳ họp thứ bảy
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì và phát biểu khai mạc hội nghị. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 diễn ra trong thời gian 2,5 ngày, cho ý kiến vào 8 dự án luật nhằm thể chế hóa một số chủ trương, định hướng lớn của Đảng, có nhiều quy định mới, đối tượng chịu ảnh hưởng rộng cần được cân nhắc, thảo luận kỹ lưỡng, như Luật Thủ đô (sửa đổi), Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)…

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, các dự án luật này đã được Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ sáu và tất cả các ý kiến đều được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo tổng hợp đầy đủ, tiếp thu tối đa, chỉnh lý và giải trình để hoàn thiện các dự thảo luật. Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã chỉ đạo các Ủy ban của Quốc hội phối hợp chặt chẽ với các cơ quan soạn thảo các dự án luật.

Để việc thảo luận đạt hiệu quả cao, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu tập trung phân tích, thể hiện rõ quan điểm với những nội dung cơ quan chủ trì thẩm tra báo cáo, xin ý kiến những nội dung còn có các phương án khác nhau; đồng thời lưu ý rà soát các dự thảo luật đã quán triệt, thể chế hóa đầy đủ và đúng đắn chủ trương của Đảng, bám sát yêu cầu, nhiệm vụ trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các nghị quyết, kết luận của Trung ương, của Bộ Chính trị.

Phát huy bài học, kinh nghiệm, cách làm hiệu quả trong quá trình xem xét, thông qua các luật, nghị quyết từ đầu nhiệm kỳ và kết quả của 4 hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách trước đây, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu tiếp tục thống nhất nguyên tắc: Những vấn đề đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng và có sự thống nhất cao thì kiên quyết thực hiện. Những vấn đề chưa rõ, còn nhiều ý kiến khác nhau thì tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, thực hiện thí điểm khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Khai mạc Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách: Chuẩn bị các nội dung trình Kỳ họp thứ bảy
 Các đại biểu dự hội nghị.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, hội nghị lần này có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ lập pháp của kỳ họp, do đó, Chủ tịch Quốc hội mong muốn các đại biểu đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, có giá trị để Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện các dự thảo luật đạt chất lượng tốt nhất, trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ bảy tới.

 8 dự án luật cho ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, gồm:

Luật Thủ đô (sửa đổi).

Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi).

Luật Lưu trữ (sửa đổi).

Luật Đường bộ.

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.

Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

* Ngay sau phần khai mạc, hội nghị tiến hành xem xét, cho ý kiến một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).

ANH PHƯƠNG

Bài liên quan

Tin mới

Khắc họa hình tượng Bộ đội Cụ Hồ qua tranh cổ động
Khắc họa hình tượng Bộ đội Cụ Hồ qua tranh cổ động

Sau 4 tháng tổ chức phát động (từ ngày 29-3 đến 30-7-2024), Ban tổ chức Cuộc vận động sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân nhận được 1.394 tác phẩm của 728 tác giả trong cả nước tham gia.

Luôn giương cao cờ Tổ quốc
Luôn giương cao cờ Tổ quốc

Vở kịch nói “Vì Tổ quốc” do hai tác giả được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật là Đào Hồng Cẩm và Xuân Đức viết chung, lấy bối cảnh mặt trận Vĩnh Linh (Quảng Trị) năm 1967, được đạo diễn, Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Nguyễn Tiến Dũng dàn dựng truyền cảm hứng tới người xem về tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc.

Khai mạc Liên hoan sân khấu TP Hồ Chí Minh lần thứ I, năm 2024
Khai mạc Liên hoan sân khấu TP Hồ Chí Minh lần thứ I, năm 2024

Tối 12-11, tại Nhà hát TP Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Hội Sân khấu TP Hồ Chí Minh tổ chức Lễ khai mạc Liên hoan sân khấu TP Hồ Chí Minh lần I, năm 2024.

Tiếp nhận tác phẩm hội họa của Vua Hàm Nghi
Tiếp nhận tác phẩm hội họa của Vua Hàm Nghi

Sáng 12-11, tại Hà Nội, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức lễ tiếp nhận tác phẩm hội họa của Vua Hàm Nghi: “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)”.

Cà Mau: Công bố quyết định xếp hạng di tích Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam
Cà Mau: Công bố quyết định xếp hạng di tích Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

Ngày 12-11, tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ công bố Quyết định xếp hạng di tích Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam. Đây là một trong những hoạt động kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024).

Phát huy giá trị tổ hợp công trình văn hóa đa năng, hiện đại
Phát huy giá trị tổ hợp công trình văn hóa đa năng, hiện đại

Được đầu tư xây dựng và mới đưa vào hoạt động, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã tạo sức hút lớn đối với khách tham quan. Công trình là một thiết chế văn hóa đa năng, tổng hợp, hiện đại, đặc biệt quan trọng, tiêu biểu của Quân đội và quốc gia; phản ánh toàn diện, sâu sắc về di sản văn hóa quân sự Việt Nam qua các thời đại, góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử quân sự cho bộ đội và nhân dân.