Khai mạc Olympic Paris 2024: Độc đáo nhất từ trước tới nay
Nước chủ nhà Pháp làm tất cả để mang tới một lễ khai mạc Olympic Paris 2024 ấn tượng nhất trong các kỳ Thế vận hội.
Lễ khai mạc Olympic Paris 2024 bắt đầu lúc 19 giờ 30 phút ngày 26-7 (0 giờ 30 phút ngày 27-7 theo giờ Việt Nam). Đây là sự kiện được cả thế giới chờ đợi, và những gì mà chủ nhà Pháp mang tới cho người xem chắc chắn không làm ai phải thất vọng.
Phối cảnh Lễ khai mạc Olympic Paris 2024. Ảnh: Olympics.com |
Chủ nhà Pháp không "đóng khung" lễ khai mạc gói gọn trong sân vận động như truyền thống, mà sẽ trải dài khắp kinh đô ánh sáng của thế giới. “Toàn bộ thành phố Paris là một sân vận động lớn. Sông Seine trở thành đường piste, còn các bến cảng là khán đài để các khán giả khắp nơi có thể chứng kiến một bữa tiệc khai mạc thật sự ấn tượng. Vì với ánh sáng tự nhiên của hoàng hôn nước Pháp, các khán giả toàn cầu sẽ chứng kiến được vẻ diễm lệ tự nhiên của kinh đô ánh sáng Paris”, ông Tony Estanguet, Trưởng ban tổ chức Olympic Paris 2024 cho biết.
Tại lễ khai mạc, 100 chiếc thuyền chở các đoàn thể thao của 206 quốc gia và vùng lãnh thổ diễu hành trên khoảng 6km của dòng sông Seine, kéo dài từ đông sang tây của thủ đô Paris. Đoàn diễu hành đi qua một số cây cầu và những địa danh mang tính biểu tượng của nước Pháp, như nhà thờ Đức Bà, bảo tàng Louvre và các địa điểm tổ chức Thế vận hội. Kết thúc của đoàn diễu hành là quảng trường gần tháp Eiffel, nơi diễn ra các nghi thức của lễ khai mạc.
Ban tổ chức cho biết, lực lượng an ninh lên tới 50.000 người được huy động để bảo đảm an toàn cho lễ khai mạc Olympic Paris 2024. Khoảng 3.000 vũ công, ca sĩ, nghệ sĩ trình diễn dọc 2 bên bờ sông Seine, trong thời gian diễn ra lễ khai mạc. Theo tổng đạo diễn Thomas Jolly, thông điệp mà ông gửi đến toàn thế giới, thông qua lễ khai mạc Thế vận hội, đó là tình yêu, tại một trong những thành phố lãng mạn nhất hành tinh.
Đoàn thể thao Việt Nam diễu hành trong lễ khai mạc dự kiến với 10 thành viên (6 vận động viên và 4 cán bộ đoàn). Hai vận động viên cầm cờ cho đoàn là Lê Đức Phát (cầu lông) và Nguyễn Thị Thật (xe đạp).
Trước lễ khai mạc, Đoàn thể thao Việt Nam có 2 vận động viên đã thi đấu ở môn bắn cung. Ở trận ra quân ngày 25-7, Ánh Nguyệt đạt tổng 648 điểm (nội dung cung 1 dây nữ). Kết quả này giúp nữ cung thủ Việt Nam đạt thứ hạng 37/64. Đối thủ của Ánh Nguyệt tại vòng loại trực tiếp (ngày 30-7) là Fallah Mobina. Nữ cung thủ người Iran đạt tổng điểm 652 điểm, xếp hạng 28 trong ngày thi đấu mở màn.
Đồng đội của Ánh Nguyệt là Quốc Phong đạt thứ hạng 47/64 với tổng 652 điểm ở nội dung cá nhân nam. Kết quả này xác định đối thủ ở vòng loại trực tiếp của Quốc Phong là Olaru Dan – cung thủ người Moldova xếp hạng 18 chung cuộc với 671 điểm.
Tại Olympic Tokyo 2020, Đoàn thể thao Việt Nam không giành được tấm huy chương nào. Ở kỳ Thế vận hội này, với sự tham dự của 16 vận động viên, trong đó có 2 suất đặc cách, mục tiêu của thể thao Việt Nam là hướng tới tấm huy chương ở các môn bắn súng, bắn cung, cử tạ.
Ở môn bắn súng, Trịnh Thu Vinh thi đấu nội dung 10m súng ngắn hơi nữ vào chiều 27-7. Khả năng xạ thủ Việt Nam vượt qua vòng loại rất cao do cô từng xếp hạng 5 tại giải vô địch thế giới 2023. Nếu Thu Vinh vào được chung kết, bất ngờ hoàn toàn có thể xảy ra.
Ngoài Thu Vinh, nữ xạ thủ Lê Thị Mộng Tuyền tranh tài ở 10m súng trường hơi nữ, nhưng nội dung này Tuyền chỉ nằm trong nhóm đầu của châu Á, nên cô phải có một ngày thi đấu xuất thần mới có thể tranh chấp được tấm huy chương.
Ở môn cử tạ, Trịnh Văn Vinh (hạng 61kg nam) cũng là niềm hy vọng có huy chương của đoàn thể thao Việt Nam. Thành tích tốt nhất trong sự nghiệp của Trịnh Văn Vinh là 307kg tổng cử. Muốn có huy chương Olympic Paris 2024, lực sĩ quê Bắc Ninh phải đạt từ 300kg trở lên.
VIỆT AN
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.