• Click để copy

Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV: Sửa đổi Hiến pháp tạo cơ sở hiến định cho cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy

Ngày 5-5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội nghe Tờ trình đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Tờ trình về việc thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Trình bày tờ trình về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ, kể từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đến nay, nước ta đã có 5 bản Hiến pháp, đánh dấu những giai đoạn khác nhau trong tiến trình xây dựng, phát triển đất nước.

Hiến pháp năm 2013 là Hiến pháp của thời kỳ đổi mới toàn diện, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước và hội nhập quốc tế, trong đó quy định cụ thể về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội và việc phân định các đơn vị hành chính ở địa phương của nước ta với tên gọi của từng loại đơn vị hành chính ở 3 cấp là: Cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

Đảng ta đã chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị bảo đảm yêu cầu tinh, gọn, mạnh, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Nghị quyết số 60-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ngày 12-4-2025 đã thống nhất định hướng xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, sắp xếp các tổ chức chính trị-xã hội, các hội quần chúng được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết, tạo cơ sở hiến định cho việc thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.

Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV: Sửa đổi Hiến pháp tạo cơ sở hiến định cho cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày tờ trình về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Mục đích, yêu cầu của việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, trước hết là thể chế hóa kịp thời chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; tạo cơ sở hiến định cho việc sắp xếp cơ quan của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp theo hướng gần dân, sát dân, phục vụ nhân dân tốt hơn. 

Bên cạnh đó, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng; nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải căn cứ vào chủ trương, định hướng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 phải dựa trên kết quả rà soát, đánh giá thực tiễn việc thi hành quy định cụ thể của Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật có liên quan, nhất là các đạo luật về tổ chức bộ máy nhà nước. Đây là công việc hệ trọng, cần được tiến hành thận trọng, khách quan, dân chủ, khoa học, hiệu quả; có cơ chế bảo đảm sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và lấy ý kiến nhân dân; chú trọng công tác truyền thông, bảo đảm đúng định hướng, không để các đối tượng xấu, các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc, chống phá.

Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV: Sửa đổi Hiến pháp tạo cơ sở hiến định cho cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy
 Quang cảnh phiên họp.

Về định hướng nội dung sửa đổi, bổ sung, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với trọng tâm là 2 nhóm nội dung: Các quy định liên quan đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội; các quy định tại Chương IX để thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, đồng thời có quy định chuyển tiếp để bảo đảm chính quyền địa phương hoạt động thông suốt, không gián đoạn, phù hợp với lộ trình thực hiện sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, không tổ chức cấp huyện.

Do định hướng phạm vi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này mang tính giới hạn, dự kiến chỉ liên quan đến khoảng 8/120 điều của Hiến pháp năm 2013, nên đề nghị Quốc hội xác định hình thức văn bản để sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp lần này là Nghị quyết của Quốc hội.

Căn cứ vào phạm vi sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 gồm 15 thành viên, do đồng chí Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch, với thành phần gồm đại diện lãnh đạo các cơ quan, tổ chức ở trung ương.

Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp bảo đảm hoàn thành trước ngày 30-6-2025 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2025 theo yêu cầu tại Nghị quyết số 60-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Thảo luận tại tổ về nội dung này, các đại biểu Quốc hội bày tỏ thống nhất cao với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp và đóng góp một số ý kiến liên quan đến vấn đề phân cấp, phân quyền, tạo tính tự chủ cho các địa phương, trở thành đầu tàu phát triển.

MẠNH HƯNG

Tin mới

Xe tang bốc cháy trên cao tốc
Xe tang bốc cháy trên cao tốc

Vào hồi 13 giờ chiều nay (5-5), tại Km23, cao tốc Nội Bài - Lào Cai, thuộc địa phận tỉnh Vĩnh Phúc, hướng đi Phú Thọ - Hà Nội, một xe tang bất ngờ bốc cháy trên đường cao tốc trước sự chứng kiến của nhiều người đi đường; ngọn lửa nhanh chóng thiêu rụi toàn bộ thân xe, cháy không nhìn rõ biển số.

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Sri Lanka gặp gỡ báo chí
Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Sri Lanka gặp gỡ báo chí

Sáng 5-5, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa dân chủ Sri Lanka Anura Kumara Dissanayaka, ngay sau hội đàm, Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Sri Lanka đã có cuộc gặp gỡ báo chí để thông tin về kết quả hội đàm.

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Sri Lanka
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Sri Lanka

Sáng 5-5, tại Phủ Chủ tịch, sau lễ đón cấp nhà nước Tổng thống Sri Lanka thăm chính thức Việt Nam, Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayaka đã tiến hành hội đàm.

Cảnh báo thủ đoạn mạo danh doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc kêu gọi người dân đầu tư mua bạc
Cảnh báo thủ đoạn mạo danh doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc kêu gọi người dân đầu tư mua bạc

Theo Bộ Công an: Thời gian vừa qua, lợi dụng tình hình giá vàng trên thế giới có nhiều biến động, rủi ro khi tham gia đầu tư, tích trữ vàng tăng cao, các đối tượng lừa đảo đã lập ra nhiều tài khoản mạng xã hội, lấy danh nghĩa các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc đá quý kêu gọi người dân đầu tư mua bạc tích trữ.

Thái Nguyên: Liên tiếp phát hiện thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ
Thái Nguyên: Liên tiếp phát hiện thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ

Triển khai thực hiện Kế hoạch “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025 của Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên, ngày 25/4/2025, Đội Quản lý thị trường số 2 (Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên) đồng loạt kiểm tra đột xuất 3 kho thực phẩm đông lạnh trên địa bàn TP. Thái Nguyên, phát hiện và thu giữ lượng lớn thực phẩm tươi sống không rõ nguồn gốc, xuất xứ có tổng trị giá hơn 71 triệu đồng.

Tổng thống Vladimir Putin: Quyết định bầu chọn người kế nhiệm thuộc về người dân Nga
Tổng thống Vladimir Putin: Quyết định bầu chọn người kế nhiệm thuộc về người dân Nga

Theo hãng tin RIA Novosti, trong một phát biểu mới đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông luôn suy nghĩ về người kế nhiệm nhưng việc đưa ra quyết định cuối cùng về nhà lãnh đạo tiếp theo sẽ thuộc về chính người dân Nga.